Bé trai suýt bị chôn sống theo mẹ sau 12 năm: Nữ y sĩ trẻ cố thuyết phục người làng không chôn 'con ma rừng'

Đời sống 28/10/2023 07:34

Một hủ tục lạc hậu, mất nhân tính của người dân tộc Xê Đăng - tỉnh Quảng Nam này đã suýt nữa tước đi sinh mạng một bé trai chỉ mới chưa đầy 1 tuần tuổi tại xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, 12 năm trước, sản phụ người Xê Đăng ở vùng cao huyện Nam Trà My (Quảng Nam) bị băng huyết chết sau khi hạ sinh con trai. Người nhà và dân làng quyết chôn sống đứa bé theo mẹ vì hủ tục cho rằng đó là "cái chết xấu". Tuy nhiên, nữ y sĩ trẻ người Xê Đăng -  chị Hồ Thị Hiếu (24 tuổi) đã bất chấp lệ làng, băng rừng lội suối giành giật sự sống của đứa bé tội nghiệp suýt phải chung huyệt mộ với mẹ.

Cậu bé ấy mang cái tên đặc biệt - Quốc Khánh - vì được cứu đúng dịp lễ 2/9. Giờ đây dù cuộc sống còn lắm chật vật, nữ y sĩ ấy vẫn quyết nuôi nấng đứa trẻ đàng hoàng.

Bé trai suýt bị chôn sống theo mẹ sau 12 năm: Nữ y sĩ trẻ cố thuyết phục người làng không chôn 'con ma rừng' - Ảnh 1
Quốc Khánh giờ đã là cậu học sinh chăm ngoan lớp 7 - Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Cụ thể, theo thông tin từ báo Công an nhân dân, tại thời điểm đó, chị Hiếu gọi điện thoại cho em gái mình là chị Hồ Thị Hoàng (có chồng ở làng Tắk Giang) đến nhà xem tình hình, ngăn không cho chôn sống đứa trẻ, nếu khó quá thì bồng trộm đứa bé ra cho chị. Nhưng nhiều dân làng vẫn khăng khăng hủ tục. Cha đứa bé cũng sợ, không dám giữ mạng sống con ruột mình. Chị Hiếu bảo em gái đưa điện thoại để thuyết phục cha đứa bé và dân làng. Và cuộc thuyết phục bằng tiếng Xê Đăng diễn ra gần nửa giờ trong lúc chị đang vội vã lội suối, băng rừng.

Và rồi sau một hồi thuyết phục bằng những lời lẽ sắc bén, cả tình lẫn lý qua điện thoại, cộng với uy tín trưởng trạm y tế luôn gắn bó, giúp đỡ dân làng, phần thắng đã về phía nữ y sĩ. Người làng đồng ý giao bé cho chị.

Chị Hiếu bảo người làng cắt giùm rốn của cháu bé, rồi em gái ôm cháu băng rừng lội suối đem ra giúp chị.

Bé trai suýt bị chôn sống theo mẹ sau 12 năm: Nữ y sĩ trẻ cố thuyết phục người làng không chôn 'con ma rừng' - Ảnh 2
Y tá Hồ Thị Hiếu và cháu Hồ Quốc Khánh vào 12 năm trước - Ảnh: VNExpress

Khi gặp em gái bồng một đứa bé đỏ hỏn khóc oe oe, chị Hiếu mừng rơi nước mắt. Chị em cô lại bế đứa bé nhanh chóng rời khỏi rừng. Chạy! Có lẽ đó là những bước chạy hối hả nhất cuộc đời, bởi chị sợ người làng đổi ý chạy theo giành bé lại.

Rồi đứa bé nặng chừng 2,5kg ấy được đưa đến Trung tâm y tế huyện chăm sóc. Ba ngày sau bé xuất viện, chị Hiếu không dám bế về làng mình mà đành ở nhờ nhà người quen.

 

Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, phận gái trẻ chưa chồng mà lại có con, nhưng chị Hiếu không bị mọi người dè bỉu mà trái lại họ cảm phục. Bởi chị đã mạnh mẽ bất chấp lệ làng, bước qua hủ tục giành giật mạng sống một đứa bé vô tội.

Hồ Quốc Khánh, tên đứa trẻ được đặt từ ngày lễ 2/9 định mệnh ấy, lấy họ của chị để nhắc nhớ và mong sau này có một tương lai tươi sáng hơn.

Bé trai suýt bị chôn sống theo mẹ sau 12 năm: Nữ y sĩ trẻ cố thuyết phục người làng không chôn 'con ma rừng' - Ảnh 3
Cháu Hồ Quốc Khánh sức khỏe ổn định sau khi được cứu khỏi hủ tục của dân làng - Ảnh: VNExpress

Hai năm sau, chị Hiếu nên duyên với anh Zơ Râm Phượng, người thanh niên cảm phục cô gái có tấm lòng nhân hậu. Vợ chồng sinh được một cậu con trai. Anh Phượng tâm sự hồi đó cảm phục cô gái dũng cảm và có tấm lòng bao la. Chồng làm nông, vợ là trưởng trạm y tế với lương mỗi tháng 6 triệu đồng, dù cuộc sống còn chật vật nhưng Quốc Khánh luôn sống trong tình yêu thương của ba mẹ. Chị bảo hồi trước ba ruột Quốc Khánh cũng đôi lần thăm cậu.

Trong căn nhà gỗ cũ kỹ, tuềnh toàng, nhiều bức ảnh Quốc Khánh từng năm tuổi được treo bên cạnh ảnh đứa con ruột của vợ chồng. Chẳng có sự phân biệt nào giữa hai đứa trẻ trong tình yêu thương dành cho chúng.

Quốc Khánh, cậu bé đỏ hỏn bị người làng gọi là "ma rừng" ngày ấy, giờ đã lớn, hay cười với đôi mắt sáng. Cậu đang học lớp 7 và rất vâng lời ba mẹ. "Con thương, biết ơn mẹ nhiều lắm, hứa sẽ cố gắng học để không phụ công mẹ", Quốc Khánh bộc bạch.

Từ nhà đến trạm y tế cách 16km, đường xấu khó đi, nhưng nữ trưởng trạm vẫn nỗ lực với công việc của mình. Do đường xa nên có lúc sáng đi tối mới về, có bữa công việc bận quá thì ở lại luôn trên trạm một hai ngày. Chị Hiếu kể lúc đầu đưa đứa bé về, có người tìm đặt vấn đề trả 70 triệu đồng để chị đưa Quốc Khánh cho họ nuôi, nhưng chị đã gạt phăng đi.

Lao xuống biển cứu cháu đang chới với, hai ông cháu tử vong thương tâm

Tối 27/10, lãnh đạo UBND phường Quảng Thọ (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến hai ông cháu tử vong.

TIN MỚI NHẤT