Bổ sung axit folic cho bà bầu càng sớm sẽ ngăn chặn được các nguy cơ khiếm khuyết ông thần kinh cùng các dị tật ở tim, sứt môi, hở hàm ếch… càng cao, đảm bảo quá trình phát triển của thai nhi diễn ra bình thường.
- Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung và cách phòng ngừa
- Mẹ bầu nên ăn những loại trái cây gì khi mang thai?
Nội dung bài viết
Vì sao cần bổ sung axit folic cho bà bầu?
Axit folic còn có cái tên gọi khác là vitamin B9, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Khi thiếu chất này có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh, biểu hiện cụ thể là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não… Đồng thời, làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…
Vì ống thần kinh thai nhi đuợc hình thành từ rất sớm chỉ trong 28 ngày đầu tiên của thai kỳ, vì vậy axit folic cũng cần phải được bổ sung trước khi mang thai. Nhưng phần lớn, các mẹ bầu không biết đến điều này và chỉ đến khi mang thai mới bổ sung. Nên rất dễ xảy ra tình trạng, thai nhi bị thiếu axit folic nếu trước đó chế độ ăn của các mẹ không đa dạng. Một khi không được cung cấp đủ axit folic sẽ bị khiếm khuyết ống thần kinh và không có cách nào khắc phục. Vì thế sau đó có bổ sung loại chất này cũng không đem lại kết quả gì.
Bên cạnh việc ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, axit folic cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, sửa chữa, vận hành ADN để xây dựng nền tảng các tế bào vững chắc. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ axit folic trước khi mang thai rất cần thiết bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhanh của nhau thai, giúp bé khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ. Hơn nữa, nếu bị thiếu acid folic trong khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu hồng rất cao, có thể dẫn đến sảy thai, sinh non và suy dinh dưỡng bào thai.
Bổ sung axit folic cho bà bầu bằng cách nào?
Để đảm bào an toàn cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi, các mẹ nên bổ sung axit folic qua đường ăn uống hàng ngày. Sau đây là một số thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu, các chị em hãy tự cân đối và cho chúng vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
- Các loại rau xanh như: rau chân vịt, súp lơ xanh, cải làn, cải bắp…
- Các loại đậu đỗ như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen…
- Trái cây như bơ, cà chua, đặc biệt các hoa quả thuộc họ nhà cam quýt…
- Gạo nâu và các loại gạo còn nguyên cám khác.
- Gan động vật: Gan động vật chứa nhiều axit folic. Tuy nhiên, chỉ nên ăn 1 lượng vừa đủ, không nên ăn nhiều. Vì ngoài axit folic gan độngg vật còn giàu vitamin A, nếu hấp thu quá nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
- Bánh mì, ngũ cốc là nguồn thực phẩm bổ sung axit folic rất tốt. Đồng thời, trong những loại thực phẩm này còn chứa thêm sắt và các vitamin nhóm B như niacin, thiamin và riboflavin rất cần thiết cho bà bầu.
Bổ sung axit folic cho bà bầu bao nhiêu là phù hợp?
Sau khi biết được axit folic có trong những thực phẩm nào? Thì các chị em cần phải nắm rõ được hàm lượng cụ thể để bổ sung cho phù hợp.
Theo các chuyên gia, để giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, bà bầu cần bổ sung liều 400 mcg – 600 mcg axit folic mỗi ngày. Thời gian bổ sung bắt đầu từ ít nhất 1 tháng trước khi có bầu.
Tuy nhiên, do các bà bầu thường không ước lượng đúng thời gian trước khi có bầu. Vì thế để đảm luôn bổ sung đầy đủ lượng axit folic cho cơ thể, các chị em hãy bổ sung đều đặn 400 mcg acid folic/ngày trước khi mang bầu. Như vậy có thể bổ sung một vài tháng hoặc thậm chí 1 năm trước khi có bầu.