Mộc nhĩ tưởng chừng là một thực phẩm lành tính, nhưng nếu bạn mắc một số sai lầm dưới đây khi dùng thì chúng có thể sản sinh ra một số độc tố gây bệnh, tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
- 5 thực phẩm dễ gây DỊ ỨNG thường gặp ở trẻ em, mẹ có con nhỏ cần chú ý
- 5 loại trái cây tuyệt đối không nên ăn khi bụng đói nếu không muốn bị viêm loét, xuất huyết dạ dày
Mộc nhĩ nhỏ bé, xù xì nhưng lại là loại gia vị rất quan trọng đối với các gia đình Việt Nam. Nó là nguyên liệu không thể thiếu trong bát canh măng, nem rán, món xào, món canh... Nhưng bạn có biết, mộc nhĩ không chỉ ngon, mà còn rất có lợi cho sức khỏe.
Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Còn trong y học hiện đại, mộc nhĩ chứa vitamin K, canxi, magie, vitamin E... ăn mộc nhĩ với liều lượng vừa phải, thường xuyên rất tốt để làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối, giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt, làm đẹp da.
Mộc nhĩ tưởng chừng là một thực phẩm lành tính, nhưng nếu bạn mắc một số sai lầm dưới đây khi dùng thì chúng có thể sản sinh ra một số độc tố gây bệnh, tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Sai lầm 1: Ngâm mộc nhĩ trong nước nóng
Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo, thường mọc ở các thân cây khô, gỗ mục, ẩm ướt nên có tỷ lệ gặp nấm mốc rất cao... chính vì vậy quá trình ngâm rửa mộc nhĩ trước khi ăn rất quan trọng.
Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào (Bệnh viện Thanh Nhàn), mộc nhĩ nên ngâm bằng nước lạnh vì trong nhiệt độ thấp thực phẩm này sẽ nở dần ra, các loại nấm mốc, bụi bẩn sẽ tan trong nước và dễ cọ rửa.
Ngược lại, không nên ngâm trong nước nóng vì mộc nhĩ sẽ nở nhanh, không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước. Ngoài ra, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không giòn, mất ngon.
Sai lầm 2: Ăn mộc nhĩ tươi
Bạn có biết vì sao các cửa hàng tạp hóa thường bán mộc nhĩ khô, thay vì tươi không? Lý do là vì mộc nhĩ tươi có chứa morpholine - một chất gây ngứa da, phù nề khi ăn.
Khi được phơi khô, mộc nhĩ sẽ mất dần morpholine, vì vậy ăn mộc nhĩ khi đã phơi khô an toàn hơn.
Sai lầm 3: Ăn mộc nhĩ ngâm trong nước nhiều ngày
Ngâm mộc nhĩ sẽ giúp thực phẩm này nở ra, mềm hơn, sạch sẽ hơn và dễ chế biến hơn. Tuy nhiên, mộc nhĩ chỉ nên ngâm trong thời gian ngắn, ngâm trong nhiều ngày dễ biến chất và sinh ra aflatoxin - đây là một loại độc tố nấm mốc gây ung thư gan và làm tổn thương mô gan.
Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, mộc nhĩ không được ngâm quá 8 tiếng nếu không các vi khuẩn sẽ sản sinh gấp nhiều lần. Đã từng có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu nhiều ngày, nên mọi người cần phải hết sức lưu ý.
Để an toàn cho sức khỏe, mọi người chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.
Mộc nhĩ chỉ nên dùng như kiểu một loại gia vị, không nên ăn nhiều vì thực phẩm này giàu chất xơ, nếu nhai không kỹ sẽ khiến dạ dày không tiêu hóa được, gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ruột.
Tốt nhất nên ăn mộc nhĩ ở liều lượng vừa phải, nấu đến đâu dùng hết đến đó.
Sai lầm 5: Nghĩ rằng ai cũng có thể ăn được mộc nhĩ
Mộc nhĩ ngon, bổ nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt là người đang bị tiêu chảy vì mộc nhĩ tính hàn, bổ âm nên có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng. Ngoài ra, mộc nhĩ cũng là nấm nên có thể gây dị ứng với người không phù hợp, người có cơ địa dễ dị ứng nên thận trọng khi ăn. Bà bầu cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.