Không phải ai ăn khổ qua đắng cũng lành, thậm chí khi kết hợp khổ qua với một số thực phẩm đại kỵ còn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
- Những thực phẩm rẻ tiền nhưng có tác dụng làm đẹp bất ngờ hơn hẳn mỹ phẩm tiền triệu
- Những món ăn là “sát thủ” âm thầm giết chết bạn trong bữa ăn hàng ngày
1. Khổ qua là quả gì?
Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) là loại cây leo, thường được trồng ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Quả có màu xanh, chuyển vàng khi đã chín. Tuy vị đắng nhẹ, hơi khó ăn nhưng khổ qua có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Hiện nay ở Việt Nam có 5 loại khổ qua phổ biến như sau:
• Khổ qua rừng: Thường mọc dại trong rừng, quả nhỏ chỉ bằng 2 ngón tay, vỏ sần sùi. Khổ qua rừng được cho là giàu dinh dưỡng gấp 10 lần so với khổ qua được trồng tại nhà.
• Khổ qua xanh: Là loại phổ biến nhất, dễ trồng, được nhiều gia đình trồng ngay tại vườn nhà.
• Khổ qua trắng: Phần vỏ và thịt của loại khổ qua này đều có màu trắng. Do đó, nó còn được biết đến với tên gọi khác là mướp đắng bạch tuyết.
• Khổ qua trái tim: Quả có hình trái tim, màu xanh, vị không quá đắng nên được nhiều gia đình ưa chuộng.
• Khổ qua tây: Trái ngược hoàn toàn với khổ qua thông thường, khổ qua tây có vị ngọt, thanh mát. Vỏ ngoài của khổ qua tây trơn bóng, có những đường vân dài dọc thân quả, khác hẳn với lớp vỏ sần sùi của khổ qua thường.
2. Khổ qua chứa nhiều dưỡng chất quan trọng.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g khổ qua gồm có:
• Năng lượng 19kcal
• Nước 93,95g
• Carbohydrate 4,32g
• Đường 1,95g
• Chất xơ 2g
• Chất béo 0,18g
• Protein 0,84g
• Các loại vitamin: Vitamin A 6mcg; vitamin B1 0,051mg; vitamin B2 0,053mg; vitamin B3 0,28mg; vitamin B6 0,041mg; vitamin B9 51mcg; vitamin C 33mg; vitamin E 0,14 mg; vitamin K 4,8mcg.
• Các loại khoáng chất: sắt 0,38mg; canxi 9mg; phốt pho 36mg; magie 16mg; natri 6mg; kali 319mg; kẽm 0,77mg.
3. Những người không nên ăn khổ qua
Người bị bệnh gan, thận không nên ăn nhiều khổ qua
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy khổ qua có thể độc hại với tế bào gan của động vật. Sau khi uống tinh chất khổ qua, enzyme trong gan của các con vật tăng cao, tế bào gan có khả năng thay đổi hình dáng.
Hạt khổ qua chứa chất vicine có thể gây ra ngộ độc với các biểu hiện cấp tính như đau đầu, đau thắt bụng, hôn mê.
Phụ nữ mang thai, cho con bú
Các nghiên cứu cho thấy, khổ qua có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, làm hư thai, dễ dẫn tới sinh non và có khả năng làm đột biến gen. Do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu nên tránh ăn loại quả này.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn vì trong quả có chứa một số thành phần có độc tính nhẹ có thể truyền qua sữa mẹ. Độc tính này không ảnh hưởng đến người lớn nhưng đối với trẻ nhỏ, các cơ quan nội tạng còn non yếu thì cần thận trọng khi sử dụng
Người có bệnh huyết áp thấp không nên ăn khổ qua
Khổ qua có tác dụng giảm huyết áp, hạ đường huyết bởi chứa charantin, Polypeptid-P và Vicine. C. Do đó, người bị bệnh huyết áp thấp không nên ăn nhiều khổ qua. Sử dụng loại quả này nhiều người có thể làm giảm huyết áp, hạ lượng đường trong máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm.
Không ăn khổ qua sau khi phẫu thuật
Khổ qua có thể cản trở quá trình kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, người được chỉ định mổ nên ngừng ăn ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
4. Khổ qua kỵ với gì?
Không kết hợp khổ qua với măng cụt
Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.
Không ăn khổ qua với sườn heo chiên
Khổ qua và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung khổ qua với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.
Không kết hợp khổ qua với tôm
Khổ qua tốt cho sức khỏe cùng hàm lượng vitamin C cao, tuy nhiên khổ qua luôn có một vị đắng đặc trưng còn tôm thì lại mang vị ngọt thanh. Vậy liệu rằng vị đắng của khổ qua có thể bị giảm bớt khi nấu chung với tôm hay không?