Nhật Bản là đất nước có tỉ lệ sống thọ cao và ung thư thấp, đặc biệt, vùng Okinawa nổi tiếng là nơi có cuộc sống lành mạnh, chẳng mấy người mắc bệnh.
- Quý ông ăn bao nhiêu hàu tốt cho chuyện chăn gối: Lời giải đáp của bác sĩ
- Uống nhiều nước ngâm măng chua bị ngộ độc cực mạnh: Lời giải đáp của bác sĩ sau đây là chính xác
Ở vùng này, họ rất ưa chuộng một món ăn phổ biến ở Việt Nam. Theo một khảo sát, người dân chi gần 7.000 nhân dân tệ (hơn 23 triệu) mỗi năm để mua món ăn này. Quả thật, chúng thậm chí còn phổ biến và có giá thành rẻ ở Việt Nam, khoảng 2,5-3k/miếng. Vậy, ăn đậu phụ có gì tốt?
Công dụng của đậu phụ có lẽ không còn quá xa lạ, đặc biệt đối với chị em phụ nữ. Nhưng kết quả sau đây có thể khiến bạn ngạc nhiên hơn:
Đậu phụ chống lại 3 bệnh ung thư: Ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi
Các tế bào ung thư vú kết hợp với nội tiết tố nữ estrogen để thúc đẩy sự phân chia và sinh sôi của tế bào ung thư. Sở dĩ đậu phụ có thể ngăn ngừa ung thư vú là do cấu trúc hóa học của isoflavone trong các sản phẩm từ đậu nành tương tự như cấu trúc của estrogen, ăn đậu phụ có thể khiến isoflavone liên kết với các thụ thể estrogen, khiến tế bào ung thư không thể tiếp tục sinh sôi nảy nở, từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mặt khác, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đậu phụ giàu isoflavone có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư biểu mô tuyến phổi (loại ung thư phổi phổ biến nhất).
Ngay cả trong cơ thể của những người khỏe mạnh, các tế bào ung thư vẫn được sản sinh mỗi ngày. Khi hệ thống miễn dịch thất bại trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư này, chúng sẽ "tạo mạch" trong các mạch máu mới, hút chất dinh dưỡng trong máu và nhân lên.
Sự hình thành mạch máu là một hiện tượng sinh lý bình thường, khi cơ thể con người cần đến các mạch máu (chẳng hạn như vết thương cần lành lại), nó sẽ thông qua các mạch máu mới để cung cấp lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Khi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển, các khối u cũng cần các mạch máu mới để cung cấp chất dinh dưỡng, nếu có thể ức chế sự hình thành mạch kịp thời, thì về mặt lý thuyết có thể ức chế sự phát triển của khối u.
Chất isoflavone trong đậu tương có thể ức chế sự hình thành mạch và ngăn chặn tế bào ung thư lấy chất dinh dưỡng. Mặt khác, isoflavone cũng có thể hạ huyết áp, tăng cholesterol tốt, ức chế xơ cứng động mạch, giúp ngăn ngừa huyết áp cao, tiểu đường và các bệnh liên quan đến lối sống khác có liên quan mật thiết đến ung thư.
Giảm cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh
Đậu nành có thể có lợi cho phụ nữ mãn kinh. Mặc dù các nhà nghiên cứu không xem xét đậu phụ, nhưng một nghiên cứu nhỏ vào năm 2021 đối với phụ nữ sau mãn kinh chỉ ra việc thêm thực phẩm làm từ đậu nành vào chế độ ăn ít chất béo, thực vật có tác dụng giảm các cơn bốc hỏa nghiêm trọng .
Và một phân tích của 10 nghiên cứu trước đó cho thấy, isoflavone đậu nành (hay còn gọi là phytoestrogen) có trong đậu phụ, cũng làm giảm đáng kể các cơn bốc hỏa. Điều này là do isoflavone bắt chước estrogen.
Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy đậu nành có thể làm giảm nhẹ các cơn bốc hỏa liên quan đến thời kỳ mãn kinh, nhưng còn cần thêm bằng chứng khoa học.
Ngăn ngừa loãng xương
Nhiều nghiên cứu chứng minh, isoflavone trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Sức khỏe xương thường là một vấn đề sau khi mãn kinh, khi phụ nữ bị mất khối lượng xương do giảm nồng độ estrogen. Và đậu phụ chứa nhiều canxi và vitamin D có thể bù đắp sự thiếu hụt này.
Các chuyên gia cho rằng không có hại khi thêm một hoặc hai khẩu phần thức ăn làm từ đậu nành, đậu phụ mỗi ngày. Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn nhiều đậu nành hơn giúp giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Đậu phụ tốt cho sức khỏe tim mạch
Đậu nành có thể hữu ích trong việc giảm huyết áp và do đó, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Các estrogen thực vật trong đậu phụ có thể giúp cho trái tim của bạn khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã kiểm tra dữ liệu từ hơn 200.000 người và tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn ít nhất một khẩu phần đậu phụ mỗi tuần và nguy cơ mắc bệnh mạch vành thấp hơn 18% so với những người ăn ít đậu phụ hơn một lần một tháng.
Giảm cholesterol xấu
Đậu phụ cũng có tác dụng trong việc làm giảm LDL cholesterol (hay còn gọi là cholesterol xấu), tăng HDL cholesterol (hay còn gọi là cholesterol tốt). Một phân tích tổng hợp của 46 nghiên cứu cho thấy rằng, protein đậu nành làm giảm đáng kể lượng cholesterol LDL khoảng 3-4% ở người lớn.
Ăn đậu phụ như thế nào là tốt nhất?
Đậu phụ có thể chế biến bằng nhiều cách, ví dụ hấp, kho với nước sốt, chiên giòn trong nồi chiên không dầu. Nếu không thích ăn đậu phụ, chị em có thể ăn vặt bằng hạt đậu nành hoặc làm sinh tố với sữa đậu nành không đường.
Đậu phụ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi tuần bạn có thể ăn khoảng 2 lần đậu phụ, mỗi lần dùng khoảng 100g/người.
Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ đậu phụ thích hợp cho cả người ăn chay lẫn ăn mặn. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên kết hợp đậu phụ cùng thịt dê, cải bó xôi, mật ong, quả hồng xiêm, hành lá... vì đại kỵ, có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, khi mua đậu phụ từ chợ về do quá trình bảo quản không được tốt nên bạn cần luộc, rán hoặc sốt lên sẽ tốt hơn. Đồng thời cũng đảm bảo không sợ hao hụt dinh dưỡng.
Bên cạnh việc đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng bạn cũng cần có một lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Đậu phụ không nên kết hợp cùng thịt dê, cải bó xôi, mật ong, quả hồng xiêm, hành lá... vì đại kỵ, có thể tạo ra các phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đậu phụ sẽ tăng dinh dưỡng khi được ăn kèm với dưa cải, lá hẹ, củ cải, tôm, cá...
Ngoài ra, người bị suy tuyến giáp hấp thụ nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ i-ốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp nặng hơn.
Đặc biệt với những người có dấu hiệu mắc bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gout, xơ cứng động mạch thì không nên thường xuyên sử dụng đậu phụ.