Dù không ngọt, món ăn vẫn khiến bạn tăng đến 62% nguy cơ bệnh tiểu đường.
- 3 món củ quả đem sấy ăn dịp Tết rất ngon lại tốt cho sức khỏe
- Uống trà giảm lượng đường trong máu, ngừa ung thư nhưng mắc 4 sai lầm chẳng khác nào tự hại mình, rút ngắn tuổi thọ
Vì sao bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Theo Vinmec, tiểu đường là một tình trạng bệnh lý chỉ những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Bất kể đối tượng nào cũng có thể mắc tiểu đường, kể cả người gầy.
Chế độ dinh dưỡng thay đổi đột ngột dễ làm cho người gầy bị tiểu đường. Ví dụ: Một người đang ăn ít thịt nhiều rau, năng lượng nạp vào tương đối ít; đột ngột chuyển sang chế độ ăn nhiều thịt và chất béo điều này làm cho tuyến tụy không có khả năng thích ứng kịp thời và lượng hormone không được sản xuất kịp thời phù hợp nên dẫn đến mắc tiểu đường.
Công việc căng thẳng hay những áp lực trong cuộc sống kết hợp với chế độ ăn uống không khoa học trong một thời gian dài, dễ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể đặc biệt là rối loạn nội tiết làm cho nhiều người bị tiểu đường.
Món ăn gây nguy cơ tăng đường huyết cao
Báo Người Lao Động thông tin theo nghiên cứu công bố trên tạp chí y học The American Journal of Clinical Nutrion, bệnh tiểu đường type 2 có thể bị thúc đẩy bởi việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ, cho dù là thịt tươi sống được mua về nấu.
Kết quả cho thấy việc tiêu thụ thịt đỏ, bao gồm loại tươi sống và loại chế biến sẵn, đều có liên quan tích cực đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, với mức tăng nguy cơ lên tới 62% ở nhóm tiêu thụ nhiều nhất khi so với nhóm ăn ít nhất.
Nhiều cơ chế sinh học có thể góp phần vào việc tăng nguy cơ tiểu đường type 2 ở người ăn nhiều thịt đỏ.
Thịt đỏ là loại thịt có nhiều chất béo bão hòa, làm suy giảm chức năng tế bào beta và độ nhạy insulin. Nó lại ít axit béo không bão hòa đa như axit linoleic, thứ có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin nếu dùng thay thế cho chất béo bão hòa.
Nếu chế biến sẵn, một loạt phụ gia trong nó cũng làm rối loạn chức năng nội mô và tăng đề kháng insulin.
Ăn gì phòng bệnh tiểu đường?
Theo VnExpress, người có các biểu hiện như: thường xuyên khát, uống nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói dù ăn nhiều, sụt cân, người mệt mỏi, thị lực giảm, đau bụng… thì cần nghĩ đến bệnh tiểu đường, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số lưu ý để phòng bệnh tiểu đường sau đây.
- Ăn nhiều rau, quả hoặc sử dụng thường xuyên các loại hạt họ đậu, vừng, lạc. Ăn ít hoa quả có độ đường cao.
- Nên tăng cường ăn thực phẩm tươi và các món luộc, ăn nhiều rau, củ, trái cây, đảm bảo ăn ít nhất 400 g mỗi người mỗi ngày.
- Chú ý không ăn thừa muối, không nên ăn quá 5 g/người/ngày. Hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối vào thực phẩm khi nấu ăn, hạn chế chấm thức ăn vào muối và gia vị chứa nhiều muối.
- Chọn gạo lứt, gạo lật nảy mầm hoặc gạo xát rối, bánh mì đen.
- Nên giảm bớt ăn thịt, tăng cường ăn cá, tuần 2-3 lần. Thịt thì nên chọn loại không có mỡ, thịt gia cầm thì nên loại bỏ da vì trong da có nhiều cholesterol.
- Chọn sữa gày, sữa đậu nành, đậu tương hoặc các loại phô mai ít béo.
- Uống nước chè, nụ vối…, không nên uống các loại nước ngọt.
- Dùng dầu thực vật để chế biến.
- Không ăn quá nhiều các thức ăn có năng lượng cao, hạn chế sử dụng thức ăn có hàm lượng đường nhiều (bánh, kẹo, mứt...).