Là loại củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, khoai tây mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng mà không phải ai cũng biết.
- 5 món canh giàu sắt, bổ máu cực kỳ tốt cho sức khỏe, hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày
- 7 lợi ích tuyệt vời của dưa hấu đối với sức khỏe mà bạn không thể ngờ tới
Nhiều người tự hỏi ăn khoai tây có tốt không? Vậy thì bạn hãy cùng tìm hiểu những công dụng dưới đây của khoai tây nhé!
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Khoai tây chứa một loại tinh bột đặc biệt được gọi là tinh bột kháng. Loại tinh bột này không bị cơ thể hấp thụ hoàn toàn, thay vào đó, nó trở thành nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các lợi khuẩn trong đường ruột.
Ngoài ra, loại tinh bột kháng này còn làm giảm tình trạng kháng insulin, từ đó hỗ trợ quá trình kiểm soát lượng đường trong máu.
Trì hoãn lão hóa da
Hàm lượng vitamin trong khoai tây tương đương với các loại rau ăn lá, đặc biệt hàm lượng vitamin C và vitamin B rất đáng gờm. Theo USDA, cùng khối lượng so sánh, khoai tây có lượng vitamin C cao gấp 10 lần táo, vitamin B cao gấp 4 lần loại quả này.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Tinh bột kháng trong khoai tây còn có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Sau khi trở thành nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi, loại tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành axit béo mạch ngắn butyrate.
Axit butyrate có thể giảm triệu chứng đau do viêm đại tràng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng. Không những vậy, loại axit này còn hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng và viêm ruột thừa.
Bổ sung sắt cho cơ thể
Khoai tây là một trong những loại thực phẩm giúp bổ sung sắt tự nhiên cho sức khỏe. Sắt có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển bình thường của cơ thể, tham gia sản xuất các tế bào máu, chống stress, duy trì các cơ bắp và điều chỉnh sự hoạt động của các tế bào,... Thường xuyên ăn các món ăn chế biến từ khoai tây là một cách tăng lượng sắt nạp vào rất hữu hiệu.
Tuy khoai tây mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng bạn đừng bao giờ ăn khoai tây xanh, đã mọc mầm! Nếu khoai tây để lâu hoặc bảo quản không đúng cách sẽ nảy mầm, vỏ và thịt chuyển sang màu xanh, hàm lượng solanine trong khoai tây tăng lên đáng kể. Ăn nhiều khoai tây này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.