Bánh mì là một món ăn sáng vô cùng quen thuộc và rất được yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn bánh mì hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- 5 công dụng bất ngờ của rau húng quế có thể bạn chưa biết?
- Đây là 4 loại nước uống thanh nhiệt hiệu quả trong mùa nóng và giải độc cực tốt
Bữa ăn sáng rất quan trọng so với các bữa ăn khác trong ngày, cung cấp năng lượng tích cực cho thể chất và tinh thần, bữa ăn này là cần được chú trọng hàm lượng thực phẩm. Nếu bạn chỉ ăn bánh mì hàng ngày thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi vì, bánh mì có thể là lựa chọn đem lại nhiều tiện lợi nhưng lại không thật sự tốt cho sức khỏe như nhiều người vẫn nghĩ.
Ăn bánh mì thường xuyên sẽ gây ra những tác dụng phụ dưới đây:
Có nguy cơ tăng cholesterol trong máu
Bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.
Ngoài chất béo thì lúa mình chính là thủ phạm sản sinh ra cholesterol. Và đặc biệt, những chiếc bánh mì chúng ta vẫn ăn hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại hại không tưởng.
Gây nên tình trạng béo phì và tăng cân mất kiểm soát
Bánh mì được làm ra từ bột ngũ cốc, cơ thể tiêu hóa và chuyển hóa nhanh chóng trở thành glucose trong máu, từ đó sẽ kích thích sản xuất các hormone béo insulin. Thậm chí, bánh mì còn có chỉ số đường huyết GI cao hơn so với kẹo ngọt.
Nếu ăn quá nhiều bánh mì và làm đầy dạ dày… chu trình này diễn ra liên tục dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
Tăng nguy cơ gây bệnh thận
Trong các loại bánh mì như hamburger, pizza hay sandwich... thường chứa một lượng muối nhất định. Việc ăn quá nhiều bánh mì đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể một lượng muối quá mức cho phép.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên lạm dụng và xem bánh mì là thức ăn quen thuộc cho bữa sáng. Đặc biệt khi ăn bánh mì, chúng ta nên ăn kèm các thực phẩm khác như thịt và rau, hoặc sữa để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.