Mộc nhĩ hay nấm mèo, mộc nhĩ đen (wood ear mushroom) là một loại nấm ăn được và là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Mộc nhĩ thường mọc trên những thân cây gỗ mục, ẩm ướt, lại có hình dạng giống tai người nên được gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ).
- Điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe khi bạn ăn rau cải bó xôi?
- Điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe nếu bạn ăn thanh long hàng ngày?
Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ
Mộc nhĩ là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.
Trên thực tế, mỗi khẩu phần mộc nhĩ chứa lượng calo thấp nhưng lại nhiều đồng, vitamin B2 (riboflavin), vitamin B5 (axit pantothenic) và selen.
Trong 99 gram mộc nhĩ sống có chứa:
25 calo
7 gram carbohydrate
0,5 gram protein
0,5 mg đồng (56% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày - DV)
2 mg axit pantothenic (40% DV)
11,1 mcg selen (20% DV)
0,2 mg riboflavin (15% DV)
0,08 mg thiamine (7% DV)
25 mg magiê (6% DV)
0,7 mg kẽm (6% DV)
0,09 mcg vitamin B6 (5% DV)
19 mcg folate (5% DV)
0,1 mg mangan (4% DV)
Ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, mộc nhĩ còn chứa một lượng nhỏ kali, phốt pho và canxi.
Lợi ích sức khỏe của mộc nhĩ
1. Có thể giúp chống lại tế bào ung thư
Mộc nhĩ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tật.
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy chiết xuất mộc nhĩ khô có thể giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm do Đại học Quốc gia Kyungpook ở Hàn Quốc thực hiện cho thấy chiết xuất mộc nhĩ có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào khối u ở phổi, xương và dạ dày.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá liệu mộc nhĩ có tác động có lợi đối với việc ngăn ngừa sự phát triển ung thư ở người hay không.
2. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mộc nhĩ có thể có đặc tính hạ đường huyết mạnh mẽ, có thể giúp kiểm soát nồng độ cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim.
Theo một nghiên cứu trên động vật công bố trên Mycobiology, việc sử dụng chiết xuất mộc nhĩ cho chuột đã giúp giảm đáng kể mức chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và cholesterol LDL xấu.
Nó cũng làm giảm chỉ số xơ vữa động mạch (AIX) xuống 40%. AIX là thước đo dùng để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim và tích tụ mảng bám trong động mạch.
3. Chứa chất chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy mộc nhĩ chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenol (một nhóm hợp chất có trong thực phẩm thực vật có lợi cho sức khỏe). Điều này có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe tổng thể.
Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp chống lại sự hình thành gốc tự do và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa.
Chất chống oxy hóa cũng đóng vai trò trung tâm đối với sức khỏe và bệnh tật.
Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có thể hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và viêm khớp dạng thấp.
4. Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
Ngoài cung cấp chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng, mộc nhĩ còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh có thể giúp ngăn chặn một số chủng vi khuẩn.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm năm 2015 trên Tạp chí Quốc tế về Nấm dược liệu cho thấy mộc nhĩ có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của Escherichia coli và Staphylococcus aureus - hai loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở người.
5. Bổ sung đồng cho cơ thể
Mộc nhĩ là nguồn cung cấp đồng rất tốt.
Đồng là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì một sức khỏe tốt.
Đồng đóng vai trò trong quá trình hình thành các tế bào hồng cầu, xương, mô và một số enzyme quan trọng, góp phần xử lý cholesterol, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và quá trình phát triển của thai nhi.
Thiếu đồng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, từ tiêu chảy và suy giảm khả năng miễn dịch đến yếu xương, tổn thương thần kinh, thiếu máu và các vấn đề về tim.
(Theo Dr. Axe)