Bánh chưng, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nhưng 4 nhóm người này không nên ăn nhiều

Dinh dưỡng 19/01/2025 05:00

Bánh chưng là loại bánh không thể thiếu trong những ngày Tết của gia đình Việt. Tuy nhiên, có những người không nên ăn bánh chưng để tránh rước bệnh.

 

Bánh chưng là loại bánh truyền thống mang biểu tượng của tết đến xuân về. Loại bánh này vốn là sự kết hợp của những nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ..., được gói trong lá dong vốn đều là vị thuốc dân gian rất gần gũi với đời thường.

Bởi vậy, bánh chưng không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh rất lớn dựa vào công dụng chữa bệnh của các nguyên liệu làm nên nó. Cụ thể trong một cái bánh chưng sẽ có những nguyên liệu sau:

Bánh chưng, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nhưng 4 nhóm người này không nên ăn nhiều - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Gạo nếp: Vị ngọt, tính ấm, tác dụng ích phế, chỉ hãn. Có thể dùng gạo nếp để trị chứng hư lao tiết tả, tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, nhiều mồ hôi, vị hư tiết tả, váng đầu chóng mặt.

Thịt lợn: Trong Đông y, thịt lợn là trư nhục, vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng nhuận da thịt, dưỡng khí huyết, ích ngũ tạng. Đặc biệt, thịt lợn là nguồn thực phẩm cung cấp protein cho cơ thể, giúp trẻ em lớn nhanh, cao lớn còn người lớn sẽ khỏe mạnh, dẻo dai.

Đậu xanh: Đông y gọi đậu xanh là lục đậu, vị ngọt, tính mát, không độc. Đậu xanh tác dụng trong việc thanh nhiệt, hạ khí, ích ngũ tạng, sáng mắt, mịn da, giải độc… Không những thế, đậu xanh còn rất giàu protein, lipit, axit amin, các vitamin A, B1, B2, cần thiết cho người già, trẻ nhỏ hoặc những người đang bị suy nhược cơ thể.

Hạt tiêu: Vị cay ấm, tác dụng ôn trung hạ khí, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa… Dùng để trị lạnh bụng, ói mửa, đầy bụng, trừ độc.

Muối: Đây là nguồn cung cấp lượng natri dồi dào, tác dụng duy trì sự ổn định của huyết áp, đồng thời tốt cho da, cân bằng điện giải, bổ não.

Bánh chưng, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nhưng 4 nhóm người này không nên ăn nhiều - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Lá dong: Trong Đông y, lá dong vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng lương huyết, thanh nhiệt và giải độc. Loại lá này nếu kết hợp với các nguyên liệu khác có thể làm thuốc trị rắn cắn, giã rượu, chữa rối loạn tiêu hóa.

Những đối tượng nên hạn chế ăn bánh chưng ngày Tết

Người bị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh mạn tính với rất nhiều biến chứng kèm theo. Khi mắc bệnh, bệnh nhân phải lưu ý rất nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Vì thế trong những ngày Tết, người bị bệnh tiểu đường cần kiêng bánh chưng. Bởi gạo nếp là loại thực phẩm có có chỉ số GI cao, đây là yếu tố khiến cho lượng đường trong máu bị dao động và có thể tăng lên bất cứ lúc nào.

Nếu bệnh nhân bị bệnh tiểu đường muốn ăn bánh chưng, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng. Và dùng kèm theo với một ít rau xanh, để kiềm chế khả năng hấp thụ đường.

Người cao huyết áp, bệnh tim mạch

Trong mỗi chiếc bánh chưng truyền thống đều phải đảm bảo đủ vỏ và nhân, vỏ bằng gạo nếp, nhân làm bằng đỗ và thịt lợn mỡ. Vì vậy, đây là những thực phẩm chứa hàm lượng đạm và chất béo rất cao.

Bánh chưng, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nhưng 4 nhóm người này không nên ăn nhiều - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Trong khi đó, người bệnh tim mạch và cao huyết áp đều cần kiêng cữ những loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo... Nếu tiêu thụ quá nhiều các chất này sẽ khiến tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người hay bị mụn nhọt

Người thường xuyên bị mụn nhọt hay các vấn đề về da được xếp vào nhóm những người không nên ăn bánh chưng. Thành phần của bánh chưng chủ yếu là gạo nếp, có tính nóng, những người hay bị mọc mụn, nhọt cũng nên cân nhắc khi ăn bánh chưng để tránh làm tình trạng mụn nhọt thêm nghiêm trọng.

Người bị đau dạ dày

Bánh chưng là loại bánh được làm từ các nguyên liệu giàu chất béo và dinh dưỡng, trên 200kcal/100g bánh. Vì vậy có những người không nên ăn bánh chưng do không thể hấp thụ được khối lượng lớn chất dinh dưỡng.

Bánh chưng, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nhưng 4 nhóm người này không nên ăn nhiều - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, thành phần gạo nếp và đỗ xanh trong bánh chưng sẽ tạo ra hơi, không tốt cho người đau dạ dày. Nguyên nhân là vì khi ăn quá nhiều đồ nếp, dạ dày sẽ bị ức ách, khó chịu và dễ bị ợ chua.

Bánh chưng bị mốc có ăn được không?

Nhiều người quan niệm rằng bánh chưng mốc lá, mốc góc, cắt bỏ phần mốc đó và vẫn có thể ăn được. Điều này liệu có đúng?

TIN MỚI NHẤT