Bánh chưng là món ăn ngon, đặc trưng ngày Tết, nhưng do cách bảo quản chưa đúng và ảnh hưởng của thời tiết mà bánh chưng dễ bị mốc. Vậy cắt phần mốc đi có ăn được không?
- Trẻ con sinh ra phải biết gọi ''BỐ'' đầu tiên, nghe qua thì vô lý nhưng thực tế lại cực kỳ thuyết phục
- Phản ứng khi bị cướp đồ chơi tiết lộ chỉ số EQ của bé cao hay thấp, cha mẹ cần quan sát để có cách nuôi dạy con phù hợp
Vì sao bánh chưng dễ bị thiu, mốc?
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, bánh chưng là món ăn ngon và bổ dưỡng. Nhưng do độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng nên bánh chưng là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển, vì vậy bánh chưng để lâu dễ bị thiu, mốc.
Từ lớp lá ở ngoài, nấm mốc phát triển vào bên trong, lan rộng ra và làm hỏng bánh, dưới tác dụng của men amilaza, của một số nấm mốc, tinh bột chuyển thành đường glucoza thành rượu ethylic làm bánh bị vữa tại nơi nấm phát triển và có vị cay, hăng mùi rượu.
Một số chủng nấm mốc khác có những men có khả năng lên men glucoza, mantoza, tạo thành acid gluconic, acid fumatic… làm bánh bi chua.
Để bảo quản bánh chưng được lâu, khi mua bánh chưng về hoặc bánh mới làm xong không cho ngay vào túi nilon mà treo lên. Nếu trời nồm, nên cho bánh chưng vào ngăn mát của tủ lạnh.
Ở nhiệt độ thường, bánh chưng sử dụng trong 5 ngày, để vào ngăn mát tủ lạnh thì thời gian sử dụng là 15 - 20 ngày nhưng bánh dễ bị rắn do lại gạo. Khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn.
Khi bánh chưng bị mốc, cắt phần mốc đi có ăn được không?
Bánh chưng bị mốc có thể chứa độc tố gây hại cho sức khỏe. Bởi khi bánh chưng bị mốc có một số loại nấm mốc tiết ra độc tố gây độc cho người ăn, trong đó phải kể đến những nấm thuộc họ Aspergillus và họ Penicillium.
Như vậy, từ một thức ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng, bánh chưng bị mốc đã trở thành thực phẩm có hại cho sức khoẻ, ăn vào không những bị đau bụng tiêu chảy, mà còn có thể bị nhiễm độc nguy hiểm.
Chính vì vậy mà mọi người phải cảnh giác với bánh chưng mốc. Những chiếc nào bị mốc nhiều, chua, vữa, đắng... phải kiên quyết bỏ đi.
Nhiều người thường tiếc của, có thói quen cắt bỏ phần bánh mốc, hư vứt đi và ăn phần còn lại. Tuy nhiên, tất cả thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe, vì vậy nên vứt bỏ toàn bộ.