9 sai lầm nguy hiểm khi ăn rau người Việt hay mắc phải, dừng ngay nếu không muốn tuổi thọ suy giảm

Dinh dưỡng 29/05/2023 15:55

Rau xanh dù tốt và giàu dưỡng chất đến đâu, ăn theo kiểu này đều mất hết dinh dưỡng, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của gia đình Việt. Loại thực phẩm này giàu vitamin, canxi, kali, magie, chất xơ và các chất dinh dưỡng mà cơ thể con người chúng ta cần hàng ngày.

9 sai lầm nguy hiểm khi ăn rau người Việt hay mắc phải, dừng ngay nếu không muốn tuổi thọ suy giảm - Ảnh 1
Rau xanh có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với cơ thể nếu được ăn đúng cách.

Khoa học chứng minh rằng, chế độ ăn uống giàu rau xanh có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim và hội chứng chuyển hóa. Bên cạnh đó, hương vị thơm ngon cũng là lý do mà rau lá xanh trở thành lựa chọn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình.

Tuy nhiên, chỉ một vài sai lầm trong cách chế biến có thể làm mất đi hết dinh dưỡng, thậm chí là gây hại đến sức khỏe.

1. Rau xanh để lâu 

Nhiều người vì tiết kiệm thời gian, đặc biệt là dân văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.

Ví dụ, các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20 độ C trong 1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời. 

2. Cắt rau trước khi rửa

9 sai lầm nguy hiểm khi ăn rau người Việt hay mắc phải, dừng ngay nếu không muốn tuổi thọ suy giảm - Ảnh 2
Cắt rau trước khi rửa có thể hòa tan một phần vitamin trong rau củ.

Đây là thói quen cực kỳ sai lầm mà nhiều bà nội trợ mắc phải. Lý giải cho trường hợp này đó là vitamin tồn tại ở trong rau dưới dạng nước nên dễ bị hòa tan trong nước khi rửa.

Việc cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước. Vì vậy, không nên cắt rau trước khi rửa để đảm bảo chất lượng của rau.  

3. Ngâm rau trong nước quá 10 phút

Ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ, lượng hóa chất bám trên rau cũng không thể giảm đi, ngược lại còn có thể là mùi vị rau bị thay đổi. Ngâm rau sống quá lâu trên 10 phút có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của nó.

4. Nấu rau quá kỹ

9 sai lầm nguy hiểm khi ăn rau người Việt hay mắc phải, dừng ngay nếu không muốn tuổi thọ suy giảm - Ảnh 3
Nấu rau quá kỹ sẽ làm mất dưỡng chất trong rau củ, có thể nguy hại đến sức khỏe.

Nấu rau quá kỹ sẽ khiến phần lớn vitamin C bị phá hủy. Nitrat không độc hại trong rau sẽ được chuyển thành nitrite, và nitrite sẽ biến đổi hemoglobin bình thường thành methemoglobin gây cản trở việc lưu thông oxy trong cơ thể, nguy hiểm hơn có thể khiến cơ thể bị bầm tím, khó thở.

5. Nấu lại nhiều lần 

Rau xanh sau khi nấu sẽ mất đi phần lớn lượng dưỡng chất. Nếu được nấu lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng sẽ hoàn toàn biến mất và thậm chí là hình thành chất độc hại cho cơ thể. Điều này tương tự với việc chế biến rau nhỏ lửa cũng làm mất các chất dinh dưỡng và dễ khiến rau bị biến chất.  

6. Nấu xong không ăn ngay

9 sai lầm nguy hiểm khi ăn rau người Việt hay mắc phải, dừng ngay nếu không muốn tuổi thọ suy giảm - Ảnh 4
Vitamin trong rau sẽ hao hụt nếu không ăn khi vừa được nấu chín.

Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ. Khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

7. Rau đã nấu chín để qua đêm 

Do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.

Cách tốt nhất để bảo quản canh lâu hơn đó là không nên cho gia vị như muối, mì chính… vào canh khi nấu, sau khi nấu xong, bạn hãy dùng một thìa sạch múc riêng ra một bát để ăn trong ngày, còn lại bạn hãy cho vào nồi đất hay nồi thủy tinh rồi để vào tủ lạnh. 

Bởi vì canh thừa để vào trong nồi nhôm, nồi inox trong thời gian dài sẽ có những phản ứng hóa học, vì vậy tốt nhất bạn hãy dùng những dụng cụ bằng thủy tinh hoặc đồ gốm sứ để bảo quản canh. 

8. Xào mướp đắng mà không luộc quá nước nóng

9 sai lầm nguy hiểm khi ăn rau người Việt hay mắc phải, dừng ngay nếu không muốn tuổi thọ suy giảm - Ảnh 5
Nên luộc qua mướp đắng trước khi chế biến.

Trước khi xào mướp đắng, bạn nên luộc qua nước nóng bởi vì trong mướp đắng chứa axit oxalic gây cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm và chất này lại có thể hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. Vì thế bạn nên luộc qua mướp đắng để loại bỏ chất này.  

9. Ăn quá nhiều rau

Không phải bất cứ loại rau nào cũng có thể dễ dàng tiêu hóa như măng tây, cần tây, đậu hay những loại rau có chất xơ thô cao. Vì vậy, những người gặp các vấn đề về tiêu hóa nếu ăn quá nhiều rau có chất xơ thô sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng. 

Nêu ăn bao nhiêu rau là đủ? 

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, mỗi ngày chúng ta cần cung cấp 25-30g chất xơ, tương đương khoảng 300g rau và 200g trái cây. Như vậy đối với người lớn, mỗi bữa ăn chính, bạn phải ăn 100g rau - tức 1 chén đầy (không chứa nước) rau hay bầu, bí, dưa leo, cà chua…

Với trẻ em cần được tập cho ăn rau dần với cách chế biến khác nhau và phù hợp. Tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ cần tiêu thụ lượng rau củ quả khác nhau.

 

Sai lầm khi ăn rau củ cực hại sức khỏe, dễ gây ngộ độc mà nhiều chị em vẫn vô tư mắc phải

Cần bỏ ngay lập tức nếu chị em còn có những thói quen này khi ăn rau, về lâu về dài có thể khiến cơ thể ngày càng bị ảnh hưởng, thậm chí là ngộ độc.

TIN MỚI NHẤT