Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà nhiều chị em vẫn vô tư mắc phải hằng ngày khi uống nước đậu đen, thay đổi ngay còn kịp nhé.
- Chuyên gia dinh dưỡng ở nước sống thọ nhất thế giới không bao giờ “đụng đũa” vào 6 loại thực phẩm này
- '20k đào + 10k đường' và 10 cốc trà đào, bí quyết giúp bạn làm trà đào cam sả, thơm ngon chẳng kém ngoài hàng
Uống nước đậu đen thay nước lọc
Nhiều người thường uống nước đậu đen rang hằng ngày thay cho nước lọc mong giảm cân nhanh. Thực tế, uống quá nhiều nước đậu đen có thể khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ một số chất.
Theo các chuyên gia, đậu đen chứa nhiều phytate - chất gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho... Cơ thể kém hấp thu các vi chất trên dễ dẫn tới thiếu máu, loãng xương.
Trẻ em uống quá nhiều nước đậu đen có thể suy dinh dưỡng, thấp còi do không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng.
Sử dụng khi đang tiêu chảy, viêm đại tràng
Những người đang mắc bệnh viêm đại tràng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không nên sử dụng nước đậu đen. Ngoài ra, đối với trẻ em, người lớn tuổi hay người có thể trạng yếu cũng nên hạn chế sử dụng thức uống này do hàm lượng protein trong đậu đen cao cơ thể sẽ khó tiêu thụ hết lượng protein trong thực phẩm này. Từ đó gây ra vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng.
Dùng nước đậu đen pha sữa cho trẻ nhỏ uống
Mẹ bỉm sữa thường truyền tai nhau cách pha nước đậu đen với sữa cho con uống vừa mát vừa tăng hàm lượng dinh dưỡng, thế nhưng đây là việc làm hoàn toàn sai lầm. Bác sĩ cho biết, trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 2 tuổi có nguy cơ bị tím tái, ngạt thở, thậm chí là tử vong nếu uống đậu đen với sữa quá nhiều. Bởi khi kết hợp 2 thứ này sẽ khiến cơ thể trẻ không đủ khả năng hấp thụ, gây ra các phản ứng nguy hiểm.
Trẻ em dưới 6 tuổi có thể uống nước đậu đen nhưng chỉ dừng ở mức 100 - 150ml/ ngày.
Uống nước đậu đen khi đang dùng thuốc
Đậu đen chứa protein, kim loại nặng... có thể kết hợp thành các chất kết tủa. Do đó, những người đang uống thuốc không nên dùng nước đậu đen để tránh các phản ứng bất lợi và làm giảm tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, hàm lượng chất phytate trong đậu đen cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể, vì vậy nên tránh uống nước đậu đen ngay sau khi ăn hoặc đồng thời với các thực phẩm khác.
Uống khi cơ thể bị cảm lạnh
Đậu đen là thức uống có tính hàn, khi uống quá nhiều sẽ làm lạnh bụng dẫn tới tiêu chảy. Đặc biệt, đối với cơ thể đang bị cảm lạnh không nên dùng bởi nước đậu đen có thể làm tình trạng thêm nặng. Để giảm tính hàn có trong thực phẩm này chúng ta nên đem đậu đen đi rang trước khi chế biến.