4 món ăn quen thuộc ngày Tết có thể làm đường huyết tăng vọt, chị em nhớ lưu thực đơn 5 món ăn dinh dưỡng hơn sau đây

Dinh dưỡng 20/01/2023 15:55

Ngày Tết, thực đơn với các món rau củ quả, không thể thiếu bánh trái cùng các món ăn giàu dinh dưỡng. Hãy lưu ý cảnh giác với một số loại thức ăn kẻo đường huyết tăng vọt!

Nhắc đến căn bệnh tiểu đường, nhiều chị em cũng biết được những tác hại của nó. Một số ý kiến cho rằng, bệnh tiểu đường liên quan đến chế độ ăn dư thừa chất. Điều đó quả thật không sai, và chúng còn ảnh hưởng nhiều hơn nếu như bạn đang trong chế độ ăn kiêng.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Theo Thanh Niên, dưới đây là một số những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường bạn nên cẩn trọng.

- Thường xuyên khát nước: Nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng ban đầu vì họ không coi đó là bệnh tiểu đường. Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà người ta thường nói tới là khát nước liên tục, rất khát.

Lượng đường trong máu tăng cao đang hút nước ra khỏi tế bào của bạn, và do đó bạn trở nên khát rất nhiều. Miệng của bạn cảm thấy khô và da của bạn bắt đầu mất tông màu.

4 món ăn quen thuộc ngày Tết có thể làm đường huyết tăng vọt, chị em nhớ lưu thực đơn 5 món ăn dinh dưỡng hơn sau đây - Ảnh 1
Cẩn trọng với bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet

- Bạn đi tiểu nhiều lần: Một trong những lý do tại sao chúng tôi kiểm tra nước tiểu của bạn là lượng đường tăng cao tràn ra nước tiểu của bạn.

Bạn khát rất nhiều và sau đó bạn bắt đầu đi tiểu nhiều. Nhưng bạn dường như không bao giờ hoàn toàn làm dịu cơn khát đó. Sự gia tăng đi tiểu này trở nên đáng chú ý bởi vì bạn thường có cảm giác muốn đi tiểu. Số lần trung bình một người đi tiểu hằng ngày là khoảng 7 lần. Với chứng đa niệu, bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn thế.

- Bạn luôn đói: Một dấu hiệu phổ biến khác của bệnh tiểu đường là đói và ăn quá nhiều. Về cơ bản, bạn đang ăn rất nhiều nhưng bạn không cảm thấy no. Bạn thường thấy mình thèm ăn - bao gồm cả đồ ăn có đường! Điều đang xảy ra ở đây là do cơ thể bạn đã trở nên đề kháng với insulin, các tế bào của cơ thể bạn không thể nhận đủ glucose - nguồn năng lượng của chúng.

- Ngứa ran hoặc tê ngón tay và ngón chân: có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng, đi lại và viết của bạn. Cơn đau thường khiến bạn thức đêm. Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các dây thần kinh, khiến chúng không thể hoạt động tốt. Thông thường, ngứa ran hoặc tê là dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đã xuất hiện một thời gian.

Những món ăn ngày Tết cần lưu ý

Các loại trái cây khô

Hộp bánh kẹo ngày Tết thường có nho khô, mận khô... nhưng không phải vì thế mà người bệnh có thể ăn tùy tiện. Bởi các loại quả khô đều chứa đường ở dạng cô đặc, do đó có nhiều carbohydrate.

Khi ăn các loại quả khô, chúng ta thường cảm nhận trái cây khô có nhiều vị chua nhưng bạn có biết rằng trái cây ở bất kỳ dạng nào khác với dạng tự nhiên như nước trái cây hoặc làm khô đều có lượng đường gấp đôi, có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao chóng mặt.

4 món ăn quen thuộc ngày Tết có thể làm đường huyết tăng vọt, chị em nhớ lưu thực đơn 5 món ăn dinh dưỡng hơn sau đây - Ảnh 2
Các loại trái cây khô. Ảnh: Internet

Dưa muối, thịt muối

Các loại thực phẩm như dưa muối, thịt muối, cá muối... có chứa lượng muối rất cao. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, hơn nữa còn làm tăng hàm lượng glucose trong huyết tương, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Vì vậy, bác sĩ Li Aiguo nhắc nhở mọi người nên kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày. Ngoài ra, những gia vị nhiều muối như xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương,… thì cũng nên giảm bớt. Mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối theo đúng khuyến cáo của WHO.

4 món ăn quen thuộc ngày Tết có thể làm đường huyết tăng vọt, chị em nhớ lưu thực đơn 5 món ăn dinh dưỡng hơn sau đây - Ảnh 3
Cẩn trọng với một số món ăn ngày Tết. Ảnh: Internet

Món lẩu

Món lẩu tuy ngon nhưng lại dễ khiến bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ lượng calo vượt mức cho phép. Vì trong một nồi lẩu thường chứa nhiều muối, dầu ăn và mỡ động vật... chúng đến từ phần nước lẩu, thịt ba chỉ bò, viên thả lẩu... tất cả đều có thể làm tăng đường huyết nhanh.

Bệnh nhân tiểu đường khi ăn lẩu chú ý chọn loại nước lẩu chay, cố gắng ăn thật nhiều rau, nên hạn chế dùng quá nhiều đồ nhúng lẩu giàu chất béo. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Các loại củ giàu tinh bột 

Với một số gia đình, mâm cỗ Tết Nguyên Đán lúc nào cũng không thể thiếu một bát canh khoai tây, khoai môn hay củ cải... Tuy chúng đều là rau củ tốt cho sức khỏe, nhưng lại được xếp vào nhóm rau củ giàu tinh bột. Tinh bột sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn, điều đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3 loại rau củ tốt cho sức khỏe

Mướp đắng 

Các nghiên cứu đến từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, chiết xuất từ mướp đắng có thể giảm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và kiểm soát khả năng dung nạp glucose. Một lượng lớn các chất dinh dưỡng như proteids, triterpene, ancaloit, steroid, chất béo và phenolic trong loại quả này sở hữu đặc tính giúp ngăn ngừa triệu chứng của bệnh. 

Mướp đắng cũng chứa hợp chất lectin giúp kiểm soát đường huyết và có tác dụng giống insulin. Ngoài ra, chất này còn có đặc tính ức chế cơn thèm ăn.

4 món ăn quen thuộc ngày Tết có thể làm đường huyết tăng vọt, chị em nhớ lưu thực đơn 5 món ăn dinh dưỡng hơn sau đây - Ảnh 4

Hợp chất hoạt hóa sinh học charantin trong loại quả này sở hữu đặc tính hạ đường huyết nhờ khả năng kích thích hấp thụ glucose và tổng hợp chúng thành glycogen trong cơ bắp, tế bào mỡ và gan. Ảnh: Internet

Polypeptide p là một loại protein trong mướp đắng cũng có tác dụng giống insulin.

Theo một nghiên cứu đến từ Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, tiêu thụ 2mg chiết xuất mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Dù không đem lại hiệu quả mạnh mẽ như thuốc metformin chuyên dụng, loại quả có vị đắng này lại giúp kiểm soát lượng đường huyết tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.

Rau muống

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau muống có thể giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Do đó, hãy tích cực bổ sung nhiều rau muống và chế biến thêm nhiều món hơn trong bữa cơm hàng ngày bạn nhé!

Bông cải trắng

Bông cải trắng khi nấu lên có mùi vị nhẹ nhàng nên rất dễ ăn. Hơn nữa, bông cải trắng còn giàu crom, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện khả năng dung nạp glucose một cách hiệu quả.

Nhưng điều cần lưu ý là không nên chế biến bông cải trắng chín quá và cần mua được loại tươi ngon để tránh gây mất chất dinh dưỡng.

Tăng đường huyết là vấn đề người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú trọng. Bệnh thận, tổn thương thần kinh, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh tim là một trong nhiều biến chứng tiểu đường bắt nguồn từ tình trạng này.

Trong lê có chứa vitamin B-phức hợp, C và K, khoáng chất, kali, hợp chất phenolic, folate, chất xơ, đồng, mangan, magiê...

Quả lê

Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), người tiểu đường có thể ăn lê. Bởi loại quả này có chỉ số đường huyết thấp, chất xơ dồi dào trong nó có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu. Tiêu thụ lê hàng ngày giúp cải thiện độ nhạy insulin thường xuyên và góp phần giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, lê còn là loại quả có tác dụng phòng chống bệnh ung thư. Lý do là bởi trái lê chứa nhiều chất chống ung thư chẳng hạn như anthocyanin và cinnamic. Một số nghiên cứu cho thấy trái lê có thể chống ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư bàng quang. Các nghiên cứu khác cho thấy trái lê cũng ngăn ngừa tình trạng ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

Thịt vịt

Thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, rất giàu protein... nhưng lại có hàm lượng chất béo thấp. Tiêu thụ thịt vịt ở mức độ hợp lý sẽ có tác dụng cải thiện nồng độ lipid máu, cải thiện khả năng hoạt động của insulin, nhờ đó giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi ăn thịt vịt cần bỏ da.

Không chỉ dừng lại ở việc lành mạnh với bệnh nhân tiểu đường, thịt vịt còn được các lương y Đông y sử dụng để bồi bổ cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng.

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn bánh chưng không, cần lưu ý gì?

Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn Tết sao cho vui mà vẫn khỏe thực sự không dễ dàng, vì nhiều món ăn truyền thống không tốt cho sức khỏe của người bệnh.

TIN MỚI NHẤT