Nếu không biết dấu hiệu của một cuộc hôn nhân độc hại, các cặp vợ chồng không thể tìm kiếm giải pháp hoặc quyết định khi nào có thể là lúc rời đi.
- "Chú rể không có mặt tại đám cưới": Chàng trai được chẩn đoán mắc Covid và chỉ xuất hiện qua video
- Đàn ông luôn "sợ" 3 điều này ở vợ, chị em nào "sở hữu" cả đời chẳng lo mất chồng
Luôn có thái độ khinh miệt hoặc coi thường
Những tiêu cực trong năm đầu sống chung sẽ bị tình yêu che khuất. Các đôi cuốn vào những ngày ngọt ngào, dễ dàng bỏ qua những tổn thương người kia gây nên cho mình. Nhưng sớm hay muộn, nếu hôn nhân độc hại, các dấu hiệu sẽ lộ ra.
"Nếu vợ luôn nói những điều như “chẳng ai cần anh”, “anh may mắn có được tôi vì chẳng ai thèm lấy một kẻ như anh”, đó là dấu hiệu hôn nhân độc hại. Nó cũng được thể hiện qua việc bạn đời tỏ ra khinh miệt, tin bạn chẳng dám từ bỏ mối quan hệ hiện tại, dẫu không hạnh phúc", Kandee Lewis, giám đốc điều hành một tổ chức chống lạm dụng trong hôn nhân ở Mỹ cho biết.
Dùng sự im lặng làm vũ khí
Sau một cuộc tranh cãi, dành một khoảng thời gian "hạ nhiệt" thường là một động thái rất thông minh. Chuyến du lịch một mình hoặc thỏa thuận không nói chuyện cho đến khi cả hai kiểm soát được cảm xúc sẽ hữu ích.
Nhưng nếu đối phương giữ im lặng nhiều ngày có nghĩa họ đang cố gắng khẳng định quyền kiểm soát đối với người kia.
Kiểm soát và cô lập bạn đời
Kiểm soát và cô lập có thể là giao thoa giữa tình yêu, sự quan tâm với độc chiếm. Vì muốn giữ người mình yêu thương, một người cố tách vợ/chồng ra khỏi những mối quan hệ khác. Nhưng nếu diễn ra thường xuyên, hành động này độc hại tương tự như lạm dụng.
Giữ hết tiền
Không có gì lạ khi một đối tác kiểm soát nhiều hơn các vấn đề tài chính trong hôn nhân, đặc biệt nếu người kia không giỏi về tiền bạc. Tuy nhiên, nếu vợ/chồng công khai cấm bạn đời chi tiêu hoặc kiểm soát mọi chi tiêu sẽ đẩy hôn nhân xuống hố tan vỡ.
Lewis nói: “Trong một mối quan hệ lành mạnh, các đối tác ý thức được việc chi tiêu và có thước đo về sự tự do tài chính. Dấu hiệu của sự độc hại là một người chỉ định khoản tài chính cố định cho người kia, kiểm soát từng đồng hoặc nói những câu như 'cô dốt thế làm sao cầm tiền được”.
Không an toàn về mặt thể chất hoặc tình cảm
Nếu một người cảm thấy như họ không thể chia sẻ cảm xúc của mình hoặc mối quan hệ của họ rất mong manh đến mức bất đồng nhỏ nhất cũng sẽ gây ra vấn đề lớn, đó là một dấu hiệu xấu.
"Khi không thấy an toàn để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình với bạn đời thì mối quan hệ của bạn thiếu an toàn về mặt cảm xúc", Genesis Games, một cố vấn sức khỏe tâm thần ở Mỹ, nói. Ông cho rằng hai sự an toàn này là nền tảng của một mối quan hệ lành mạnh. Nếu không có chúng, bạn sẽ sống trong một cuộc hôn nhân đầy bất trắc.
Luôn đổ lỗi
Trong một mối quan hệ tích cực và lành mạnh, cả hai bên sẽ nhận phần trách nhiệm của mình khi điều đó là xứng đáng.
Vợ hay chồng luôn trách móc bạn về những vấn đề trong cuộc sống gia đình. Bạn thường xuyên cảm thấy phải giải thích dù lỗi thực ra mình chẳng có lỗi gì. "Anh/cô ấy luôn khiến bạn thấy phải có trách nhiệm với cảm xúc của họ thì đó là dấu hiệu của hôn nhân độc hại", Jessica Small, chuyên gia trị liệu hôn nhân và gia đình.
Không ưu tiên mối quan hệ
Rất thường trong một cuộc hôn nhân, ai đó sẽ nói một điều, nhưng sau đó lại làm một điều hoàn toàn khác. Họ sẽ nói rằng người kia là ưu tiên, hay gia đình là quan trọng, nhưng sau đó luôn đặt những thứ khác lên hàng đầu - cho dù đó là công việc, sở thích bên ngoài, tình bạn khác.
Nhà tâm lý học lâm sàng, chuyên gia về mối quan hệ, Tiến sĩ Carla Manly cho biết: “Do sự thiếu đồng nhất giữa lời nói và hành động, sự phẫn nộ có xu hướng gia tăng”.