‘Vua nhựa’ Ấn Độ từ bỏ cơ ngơi đồ sộ để xuất gia, nương nhờ cửa Phật

Chuyện lạ 03/10/2024 13:48

Sở hữu khối sản hàng trăm, hàng tỷ USD song nhiều tỷ phú vẫn quyết từ bỏ cuộc sống giàu sang, quyền quý để… đi tu, sống thanh tịnh, giản dị nơi cửa Phật.

Nhà hiền triết kinh doanh Nhật Bản Kazuo Inamori có nói: “Người ta luôn hiểu hạnh phúc là ‘có’: có xe hơi, có nhà cửa, tiền bạc, quyền lực. Nhưng thực ra hạnh phúc thực sự là không có gì cả, thoát khỏi lo âu, bệnh tật, tai họa. Hầu hết những thứ ‘có’ là để người khác nhìn thấy, còn những thứ ‘không có gì’ là của riêng bạn”.Các học giả thường nói rằng sự phát triển của nền văn minh nhân loại cũng giống như việc đi bộ, cần có hai chân chống đỡ, một bên là sự tiến bộ của khoa học công nghệ, một bên là tư duy nhân văn.Rõ ràng, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã đạt đến trình độ rất cao, nhưng xét về mặt tư duy nhân văn thì dường như giữa hai bên đang có sự mất cân bằng nào đó.Ngày nay, cuộc sống của con người giống như những bộ phim tua nhanh, nhịp điệu ngày càng dồn dập, chạy theo cơm áo gạo tiền, theo đuổi thú vui,… nên thế giới nội tâm của nhiều người thực sự khá trống trải, thậm chí có lúc họ còn rơi vào trạng thái lạc lõng.Tâm hồn khao khát là mong muốn lớn nhất trong lòng mỗi người. Khi nhu cầu tinh thần không được đáp ứng, con người sẽ tìm kiếm những giá trị sống cao hơn. Và từ đây, họ dựa vào Phật.
‘Vua nhựa’ Ấn Độ từ bỏ cơ ngơi đồ sộ để xuất gia, nương nhờ cửa Phật - Ảnh 1
Ảnh minh họa
Nhiều tỷ phú là những doanh nhân thành đạt trên thế giới lựa chọn cách xuống tóc đi tu, nghiên cứu thiền định thay vì tiếp tục hưởng thụ cuộc sống nhung lụa, xa hoa.

‘Vua nhựa’ Ấn Độ từ bỏ cơ ngơi đồ sộ để xuất gia

Được mệnh danh là “ông vua” nhựa của Ấn Độ, ông Bhanwarlal Raghunath Doshi vừa từ bỏ cơ ngơi hàng trăm triệu USD để trở thành nhà sư.Ông Doshi đã xây dựng đế chế kinh doanh nguyên liệu nhựa trị giá 100 triệu USD ở Ấn Độ. Quyết định từ bỏ sự nghiệp hàng trăm triệu USD mà ông đã kỳ công gây dựng từ năm 1982 đã khiến không ít người khỏi bất ngờ.
‘Vua nhựa’ Ấn Độ từ bỏ cơ ngơi đồ sộ để xuất gia, nương nhờ cửa Phật - Ảnh 2
Ông Bhanwarlal Raghunath Doshi (Ảnh: tsemrinpoche)
Lễ xuống tóc của ông Doshi được thực hiện với một đám rước dài 7 km với sự tháp tùng của 1.000 tu sĩ, 12 xe ngựa, 9 con voi, 9 con lạc đà cùng đoàn nhạc sĩ. Chi phí tổng cộng cho buổi lễ là 16 triệu USD. Nhiều tiền mặt, đồng xu bằng vàng và chìa khóa xe hơi đã được ném vào đám đông người tham dự.Phát biểu trước quyết định này của cha mình, ông Rohit cho biết, gia đình đã mất 3 năm thuyết phục nhưng không cản được ông xuống tóc đi tu. Trước khi đi tu, cha ông cũng đã dành một phần lớn tài sản của mình cho quỹ từ thiện.

Triệu phú Trung Quốc thanh lý tài sản, bước chân vào chốn thiền định

Ông Liu Jingchong, 39 tuổi, là người gốc Quảng Đông, một tỉnh phía nam Trung Quốc. Ông là một doanh nhân thành đạt và nổi tiếng ở Trung Quốc với thu nhập mỗi năm là 160.000 USD.Tuy nhiên, sau một tai nạn xe hơi cùng với bạn bè, ông quyết định bỏ lại phía sau tất cả sự nghiệp để chuyển đến sống như một ẩn sĩ trong một túp lều trên sườn núi Zhongnan, Thiểm Tây, Tây bắc Trung Quốc.
‘Vua nhựa’ Ấn Độ từ bỏ cơ ngơi đồ sộ để xuất gia, nương nhờ cửa Phật - Ảnh 3
Ông Liu Jingchong (Ảnh: tsemrinpoche)
Trong suốt 2 năm sống trên núi, ông Liu hoàn toàn từ bỏ vị trí cấp cao cũng như thanh lý tất cả tài sản của mình để hướng đến một cuộc sống thanh tịnh. Trong hai năm, ông Liu đã sống một cuộc sống đơn giản. Ông tỉnh dậy vào lúc 9h mỗi sáng và đi ngủ sớm. Mỗi ngày ông chỉ ăn một hoặc hai bữa và dành phần lớn thời gian để ngồi thiền, đọc sách và tập luyện thư pháp.“Tôi đã thanh lý tất cả các sở hữu khác của tôi, trong đó có bảy chiếc xe, một căn biệt thự, nhà nghỉ và mua túp lều nhỏ này, nó là quá đủ cho mọi nhu cầu của tôi và giờ tôi ngồi đây để nghiên cứu những cuốn sách của mình”, ông Liu chia sẻ trên Central European News.Sở hữu khối sản hàng trăm triệu USD thậm chí hàng tỷ USD song nhiều tỷ phú vẫn quyết từ bỏ cuộc sống giàu sang, quyền quý để… đi tu, sống thanh tịnh, giản dị nơi cửa Phật.Câu chuyện tỷ phú đi tu là ví dụ điển hình cho việc tiền tài và vật chất không phải đích đến cuối cùng trong cuộc sống. Dù không nhất thiết phải đi tu, chúng ta vẫn có thể đến những nơi Phật giáo, tĩnh tâm lắng nghe tiếng nước chảy róc rách và tiếng tụng kinh du dương để tìm sự bình yên trong tâm hồn.Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng này, chúng ta cũng có thể cải thiện thành tựu văn hóa của chính mình. Bằng cách này, chúng ta có thể đương đầu tốt hơn với cuộc sống tươi đẹp này và sẽ không rơi vào trạng thái điên cuồng khi theo đuổi sự giàu có. 

Bà Trương Mỹ Lan: Nếu không đủ uy tín trên thế giới thì không mua nổi túi Hermès bạch tạng

7 năm trước, dàn mỹ nhân Việt từng khiến dân tình choáng ngợp khi liên tục khoe loại siêu túi hàng hiếm này.

TIN MỚI NHẤT