Vào ngày 8/11, cảnh sát Hồng Kông đã phát hiện một con trăn Miến Điện dài hai mét đang bám trên sà lan của họ.
- Kỳ lạ người đàn ông bị sét đánh 7 lần liên tục, cơ thể tổn thương từ bên ngoài đến nội tạng vẫn không chết, được người ta mệnh danh là "vua lỳ đòn"
- Bí ẩn về "xác ướp ngoài hành tinh" dài 13cm ở sa mạc khô nhất thế giới: 18 năm sau mới phát hiện sự thật đầy đau lòng
Trên mạng xã hội, một đoạn video ngắn ghi lại cảnh một "bậc thầy" chuyên thu phục trăn cố gắng bắt con trăn khổng lồ (nặng 23kg) đang quấn quanh lan can bên ngoài trên boong. Con bò sát bị bắt sống và chuyển cho tổ chức động vật để xử lí. Lực lượng cho biết các sĩ quan làm nhiệm vụ trên Sà lan Cảnh sát số 4 ở Kênh Tolo đã phát hiện ra vào khoảng 12h30 trưa.
“Các sĩ quan sau đó đã gọi một "bậc thầy" về rắn đến hiện trường để bắt con trăn Miến Điện. Con rắn sau đó đã được chuyển cho một tổ chức động vật để xử lý ”, lực lượng này cho biết.
Tàu được trang bị hệ thống radar, camera ngày đêm và máy ảnh nhiệt cho phép các sĩ quan hàng hải chiến đấu chống buôn lậu và các hoạt động tội phạm khác. Trăn Miến Điện là loài rắn duy nhất được bảo vệ ở Hồng Kông theo Sắc lệnh Bảo vệ Động vật Hoang dã. Chúng có thể dài tới 6 mét và giết chết con mồi bằng cách quấn chặt đến nghẹt thở.
Một nguồn tin cảnh sát cho biết con rắn đã được chuyển cho Trang trại và Vườn quốc gia Kadoorie, nơi khởi động một dự án bảo tồn với chính phủ vào năm 2011 để tạo điều kiện cho những con trăn Miến Điện bản địa trở lại môi trường sống tự nhiên của chúng.
Dự án Bảo tồn Trăn Miến Điện nhận chăm sóc từ 130 đến 200 con rắn mỗi năm sau các cuộc chạm trán với con người, theo khu vườn. Khoảng 60% loài trăn có chiều dài ngắn hơn hai mét. Đại diện của vường bách thảo cho biết: “Hầu hết các loài rắn được tìm thấy đều khỏe mạnh và hơn 95% trăn Miến Điện có thể được thả trở lại tự nhiên trong môi trường sống thích hợp trong các công viên đồng quê".
Dự án đã ghi nhận sự gia tăng dần số lượng trăn Miến Điện nhận được, từ 146 con vào năm 2011 lên 245 con vào năm 2019. Theo Sở Nông nghiệp, Thủy sản và Bảo tồn, có hơn 108 loài lưỡng cư và bò sát ở thành phố. Bộ cho biết hầu hết các loài rắn ở Hồng Kông đều vô hại, trong khi các vết cắn liên quan đến rắn có nọc độc cao và trường hợp tử vong do rắn cắn là rất hiếm.