Tiến sĩ Uma Naidoo, chuyên gia dinh dưỡng, giảng viện Đại học Y Harvard chia sẻ những thực phẩm cô ăn hàng ngày để tăng cường trí nhớ, sự tập trung và sức khỏe não bộ.
- Stress oxy hoá: Hiện tượng lý giải vì sao người hút thuốc lá thường thiếu vitamin C và khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ
- Ai cũng rửa sạch thớt gỗ theo cách này, chuyên gia khẳng định chưa đảm bảo diệt khuẩn, muốn nâng cao tuổi thọ của thớt phải làm thêm một bước sau!
Theo Tiến sĩ Naidoo, chocolate đen chứa nhiều chất chống oxy hóa và flavanol cacao giúp duy trì sức khỏe của các tế bào não. Nó cũng chứa chất xơ giúp giảm viêm não và ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
Một nghiên cứu năm 2020 tìm hiểu tác động của chocolate đen và chocolate trắng tới trí nhớ của những người trưởng thành trẻ và khỏe mạnh.
Kết quả, những người ăn chocolate đen có khả năng ghi nhớ thông tin dạng lời nói tốt hơn trong 2 giờ sau khi ăn, so với nhóm ăn chocolate trắng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do hàm lượng flavonoid cao hơn trong sô cô la đen giúp cải thiện chức năng nhận thức ở người.
Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều chocolate đen. Theo TS Naidoo, lượng chocolate đen tối ưu cho sức khỏe mạch máu là khoảng 45 gram/tuần.
2. Quả mọng
Quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa, dinh dưỡng thực vật, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Các chất dinh dưỡng này giúp duy trì trí nhớ và hàm lượng chất xơ giúp nuôi các vi khuẩn trong ruột để giảm viêm não.
TS Naidoo gợi ý nên chọn các loại quả mọng màu đỏ, xanh dương và đen, ví dụ như dâu tây, việt quất, mâm xôi,...
Ăn nhiều loại quả mọng nhiều màu sắc cũng có thể làm giảm các triệu chứng lo âu và giúp chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh như chứng mất trí nhớ.
TS Naidoo thường ăn khoảng 70 gram quả mọng mỗi ngày.
3. Nghệ
Theo TS Naidoo, curcumin là một chất chống viêm mạnh. Nghiên cứu đã phát hiện tiêu thụ curcumin có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu và giảm suy giảm nhận thức theo tuổi tác.
Ngoài ra, tác dụng của nghệ sẽ được tăng cường khi kết hợp với hạt tiêu đen. TS Naidoo luôn thêm một nhúm tiêu đen vào nghệ vì hợp chất piperine trong hạt tiêu đen sẽ kích hoạt chất curcumin, tăng sinh khả dụng (tốc độ và mức độ hấp thu dược chấ) cho não và cơ thể.
4. Rau xanh
Rau xanh tốt cho não bộ vì có chứa folate - một loại vitamin B hỗ trợ sự phát triển thần kinh và chức năng dẫn truyền thần kinh.
Thiếu folate có liên quan đến việc gia tăng các triệu chứng trầm cảm cũng như lão hóa nhận thức.
TS Naidoo chia sẻ các món rau xanh yêu thích của bà như rau arugula, rau bồ công anh, rau bina, rau cải vồng, rau cải xoong,...
5. Thực phẩm lên men
Quá trình lên men thực phẩm tạo ra các sản phẩm phụ như axit lactic, giúp tạo vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Mối liên hệ giữa hệ thần kinh ruột với thần kinh trung ương mang tính chất hai chiều và được gọi là trục não ruột.
Vì vậy khi chúng ta ăn thực phẩm lên men và tăng cường sức khỏe đường ruột, chúng ta cũng có thể cải thiện chức năng nhận thức của mình.
TS Naidoo khuyên bạn nên ăn một số thực phẩm lên men như kim chi, dưa muối, miso, kombucha, kefir, sữa chua.
Tuy nhiên, ăn nhiều thực phẩm lên men có thể khiến bạn bị đầy hơi. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, hãy cắt giảm lượng tiêu thụ cho đến khi đường ruột và cơ thể bạn điều chỉnh lại.
Tiến sĩ Uma Naidoo, chuyên gia dinh dưỡng, giảng viện Đại học Y Harvard