Việc nhận biết rau củ có phun thuốc hay không, bằng cảm quan khó mà chắc chắn được. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên biết về một số đặc điểm bất thường của rau để tránh mua phải rau 'ngậm' nhiều thuốc.
- Hoa quả nhập khẩu trong siêu thị đều có mã số, nếu thấy quả nào có mã vạch bắt đầu bằng số này thì không nên mua
- Vì sao vải thiều tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá 10 quả/lần?
Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, thị trường rau củ ngày càng rộng lớn, mức độ cạnh tranh cao, việc các nhà nông sản phun thuốc cho rau khiến nhiều người không khỏi lo ngại cho việc đảm ảo an toàn trong bữa ăn của gia đình. Lo lắng là vậy, nhưng không phải ai cũng nhận biết được đâu là rau sạch, đâu là rau có phun thuốc.
Theo chuyên gia, việc nhận biết chính xác được rau có phun thuốc hay không thì không chỉ dựa vào cảm quan, mà phải kiểm tra bằng kít test. Tuy nhiên điều đó không khả quan với toàn bộ người tiêu dùng.
Nhiều người cho rằng, rau càng bóng đẹp, tươi xanh thì dùng nhiều chất kích thích, còn rau nhiều lá sâu mới là rau sạch. Quan điểm đó là không chính xác, chỉ đúng trong một số trường hợp. Có những trường hợp, vẫn dùng phân bón cách ly đầy đủ, hoặc sản xuất hữu cơ công nghệ mới vẫn cho ra sản phẩm rau tươi ngon, bóng đẹp, không thua kém gì so với những loại sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật.
Tuy nhiên, để yên tâm hơn trong bữa ăn, vẫn có một số đặc điểm nhận biết rau không đảm bảo qua một số đặc điểm bất thường.
1. Màu sắc
Đây là một trong những dấu hiệu phân biệt rau sạch và rau nhiễm hóa chất độc hại. Thường loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật sẽ có màu xanh hạt hơn so với bình thường.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do rau dưới tác động của thuốc sinh trưởng quá nhanh, đi ngược lại với quy luật tự nhiên.
2. Mùi lạ
Dù có phun thuốc hay không, thì rau có mùi lạ tuyệt đối không nên sử dụng.
Nếu mua rau thấy có mùi lạ, chỉ đánh giá được là loại rau đó bất thường, không nên sử dụng, chứ không thể đánhh giá là nó nhiễm thuốc trừ sâu. Người trồng rau mà làm không đúng thời gian cách ly của phân bón hay thuốc kích thích thì kể cả những loại rau đó có mùi hóa chất thì 1-2 ngày là bay hết mùi.
3. Kích thước
Tuy không chắc chắn rằng rau củ có kích thước lớn là do phun thuốc trừ sâu, nhưng nên hạn chế mua những loại thực phẩm có kích thước bất thường. Rau nhiễm thuốc sẽ có kích thước quá to hoặc quá nhỏ bất thường.
Phương pháp rửa rau, loại bỏ thuốc trừ sâu, chất kích thích:
1. Phương pháp ngâm nước vo gạo
Bạn có thể dùng nước vo gạo để rửa rau vì nước vo gạo có tính axit, thuốc trừ sâu trên rau cũng có tính axit. Nước vo gạo sau khi vo sẽ phân hủy từ từ và hết tác dụng nên có thể giảm bớt các chất độc hại trong rau.
Ngoài ra, nước vo gạo có độ nhớt nhất định và có thể hấp thụ một số thuốc trừ sâu, hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm. Hơn nữa, nước vo gạo không chứa các hóa chất khác nên thực sự an toàn hơn khi dùng nước vo gạo để làm sạch rau quả. Rửa trái cây dạng hạt như dâu tây, dâu tằm, nho với nước vo gạo, hiệu quả rất tuyệt vời.
2. Phương pháp chần nước nóng
Hầu hết các loại thuốc trừ sâu trên rau quả đều dùng để diệt côn trùng, chất này dễ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao nên việc dùng nước sôi để tráng rau quả rất hiệu quả trong việc loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một khuyết điểm lớn là nhiều loại rau củ quả sẽ bị héo sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao nên các loại rau lá xanh sẽ thích hợp hơn khi dùng cách này như rau cải bó xôi, rau diếp, rau mùi, cải xoăn, cần tây, bắp cải, ớt, đậu, súp lơ...
Cách thực hiện chung là luộc rau trong nước sôi khoảng 1-3 phút (tùy loại), vớt ra rửa sạch, thuốc trừ sâu trong rau giảm đi rất nhiều.
3. Phương pháp làm sạch bằng nước muối
Rửa rau quả bằng nước muối gần như là một phương pháp phổ biến. Rửa rau bằng nước muối nhạt 1% - 3% không chỉ loại bỏ được một số loại thuốc trừ sâu mà còn loại bỏ được các loại côn trùng ẩn náu trong các khe kẽ hoặc các đường gân trên mặt sau của lá. Chẳng hạn như cải thảo, bắp cải và các loại rau khác, bạn có thể dùng tay tách các loại rau này thành từng lá trước khi nấu, sau đó ngâm trong nước muối một thời gian.
Khi ngâm rau tốt nhất nên để nó chìm đều dưới nước để rau tiếp xúc hoàn toàn với nước muối. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau sẽ từ từ mất tác dụng sau khi ngâm trong nước. Sau đó, rửa rau nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi không còn thấy váng dầu trên bề mặt nước.
4. Rửa rau bằng baking soda + bột mì
Bột mì có tính hấp phụ tương đối mạnh, có thể hút các tạp chất và bụi bẩn khác nhau trong rau quả. Nhưng điều cần nhắc lại là so với nước vo gạo, độ kiềm của nước bột mì hơi thấp hơn và khả năng phân hủy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ thấp hơn một chút. Đặc biệt đối với việc phân hủy thuốc trừ sâu có chứa phốt pho, nên rửa bằng baking soda là tốt nhất. Đối với nho, anh đào và các loại trái cây khác, bạn cho một ít bột mì vào nước pha baking soda để tăng độ sánh của nước, ngâm khoảng 15 phút rồi lắc qua lắc lại nho để rửa sạch, cuối cùng rửa sạch lại với nước. Cách này rất hiệu quả trong việc loại bỏ thuốc trừ sâu, vi sinh vật, tạp chất...
4 phương pháp này chỉ hạn chế được chất kích thích có trong rau, nhằm loại bỏ nhanh chất bám dính trên bề mặt rau. Nhưng cũng có những loại thuốc nó thấm sâu ngấm vào bên trong tế bào lá rau, rất khó để loại bỏ đi được. Kể cả chúng ra xử lý nhiệt bằng cách đun sôi hay nấu chín thì lượng chất kích thích vẫn còn tồn dư trong rau. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên kỹ càng hơn từ bước chọn thực phẩm.