Vì dược tính cao nên loại rau này cũng có nhiều tác dụng phụ. Các chuyên gia khuyến cáo những người có bệnh lý sau tuyệt đối không nên ăn.
- Các thực phẩm dù ngon mấy cũng không nên ăn nhiều nếu muốn trái tim luôn mạnh khỏe
- Nhân viên siêu thị bật mí: 6 món nên mua ngoài chợ dân sinh
Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người dân Việt Nam, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày.Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người dân Việt Nam, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày.
Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu... Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón...
Có nhiều cách sử dụng rau ngải cứu khác nhau, tùy vào mục đích của người sử dụng, ngải cứu có thể sao khô để sử dụng lâu dài hoặc ăn trực tiếp ngải cứu tươi.
Bài thuốc làm đẹp từ ngải cứu
Lá ngải cứu khô 25-50gr nấu với 1000ml nước. Đậy kín nồi, đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa thêm 20 phút nữa. Dùng vải lọc lấy nước, rót vào lọ sạch đã lau khô, cất vào tủ lạnh để dùng dần. Hoặc dùng 5gr ngải cứu khô, nấu với 200ml nước, dùng hết trong ngày.
Buổi tối, sau khi rửa mặt, bạn dùng mặt nạ nén thấm nước ngải cứu pha theo công thức trên (có thể pha loãng), đắp lên da mặt và những chỗ da sần sùi. Khoảng 4-5 phút khăn tự khô thì gỡ giấy ra, có thể xoa thêm chút kem dưỡng da để bổ sung chất dinh dưỡng. Nếu sợ mặt nạ nén có tẩm hương liệu gây dị ứng hoặc làm giảm tác dụng, có thể thay thế bằng miếng gạc hoặc vải xô sạch.
Những tác dụng của ngải cứu trong dân gian
Trị cảm cúm
Sử dụng ngải cứu, lá khuynh diệp, vỏ bưởi đun với 2 lít nước sau đó dùng để xông trong vòng 15 phút. Làm liên tục từ 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Với tính ấm, ngài cứu còn được dùng làm bài thuốc hữu hiệu trong việc hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh, đau lưng. Chúng cũng là bài thuốc giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt đối với những người có kỳ nguyệt san không đều.
Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay
Trong tinh dầu ngải cứu có thành phần chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên được dùng làm bài thuốc hữu hiệu có tác dụng chữa mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt,… Ngải cứu tươi có thể đâm nhuyễn đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa hoặc mụn nhọt giúp kháng viêm hiệu quả tốt. Hoặc dùng đun lấy nước tắm chữa rôm sảy, mề đay.
Trị suy nhược cơ thể, kém ăn
Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
Trị bong gân
Lá ngải cứu tươi giã dập hoặc lá ngải cứu khô tẩm rượu sau đó bó vào vị trí bong gân, thực hiện một lần trong ngày, nếu chỗ bong gân có hiện tượng đau và sưng tấy thì có thể bó hai lần trong ngày. Có thể thay thế rượu bằng giấm, hiệu quả đạt được tương tự nhau.
Những người có bệnh lý sau tuyệt đối không nên ăn ngải cứu
Vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Các chuyên gia khuyến cáo những người có bệnh lý sau tuyệt đối không nên ăn ngải cứu:
- Người mắc bệnh thận
- Người bị viêm gan
- Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu
- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Mặc dù ăn rau ngải cứu có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng mọi người không nên lạm dụng nó, việc ăn rau ngải cứu quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Ăn rau ngải cứu nhiều có thể gây ngộ độc dẫn đến tình trạng chân tay run hoặc co giật dẫn đến tổn thương tế bào não.
Mọi người chỉ nên ăn rau ngải cứu từ 1-2 lần trong một tuần, nếu bị bệnh sử dụng ngải cứu khô để uống thì chỉ nên uống từ 3-5g khô và uống từng đợt, khi khỏi bệnh thì ngưng uống, không nên sử dụng lâu dài.