Có vị ngọt, mọng nước được biết đến với màu sắc và hương vị đặc trưng, loại quả này có sẵn tại chợ Việt với giá thành rẻ.
- 2 loại rau bạn không nên ăn hàng ngày kẻo "lợi bất cập hại"
- Việt Nam có loại rau là "giấc mơ của người ăn kiêng" giúp cải thiện huyết áp, ngăn ngừa ung thư
Đào là loại quả nhỏ, có vỏ mỏng với một lớp lông tơ và thịt máu trắng hoặc vàng ngọt. Chúng được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc hơn 8000 năm trước. Nó có họ hàng với mận, mơ, anh đào và hạnh nhân. Chúng được coi là quả hạch vì thịt chúng bao quanh lớp vỏ chứa hạt ăn được.
Đào có thể được ăn riêng hoặc thêm vào nhiều món ăn. Nó là một sự kết hợp hiếm có khi chúng có ít calo và chất béo; giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa; và đủ ngon để được dùng trong món tráng miệng hoặc ăn tươi. Nó cũng cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
Lợi ích sức khỏe của quả đào
Phòng chống dịch bệnh
Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh như đau tim, đột quỵ và một số loại ung thư. Đào là một loại trái cây giúp chống lại những vấn đề sức khỏe này.
Ví dụ, chất chống oxy hóa trong đào có thể bảo vệ chống lại tác hại từ các gốc tự do (các phân tử có hại ảnh hưởng đến tế bào) có thể dẫn đến bệnh tim và ung thư. Một trong những chất chống oxy hóa này là vitamin C, loại vitamin mà cơ thể cũng cần để chống lại nhiễm trùng.
Vitamin A là một chất chống oxy hóa khác có trong đào cũng giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại nhiễm trùng. Đào cũng chứa các khoáng chất sắt và kẽm, cả hai đều giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch.
Tốt cho sức khỏe tim mạch và tiêu hóa
Đào là nguồn cung cấp kali dồi dào mà cơ thể bạn sử dụng để điều chỉnh nhịp tim và huyết áp. Thực phẩm giàu kali có thể giúp giảm huyết áp bằng cách cho phép cơ thể loại bỏ lượng natri dư thừa và làm dịu căng thẳng trong thành mạch máu. Đào cũng có thể giúp cải thiện mức cholesterol và có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.
Ngoài khả năng chống oxy hóa và lợi ích của kali, đào còn chứa chất xơ. Chất xơ chủ yếu được biết đến với vai trò giúp hệ tiêu hóa hoạt động và cơ thể bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Tốt cho mắt, da và hệ miễn dịch
Đào chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt của bạn. Ví dụ bao gồm vitamin A, C và E; lutein và zeaxanthin; đồng; và kẽm.
Vitamin A trong đào là chìa khóa cho sức khỏe làn da vì nó hỗ trợ quá trình liên tục thay thế các tế bào da cũ bằng các tế bào mới khỏe mạnh. Nó cũng giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do. Đào là nguồn cung cấp vitamin C và K dồi dào mà cơ thể bạn sử dụng để chữa lành vết thương.
Vitamin E tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp mắt, da của bạn khỏe mạnh. Một lượng nhỏ kẽm cũng rất tốt trong việc giúp đông máu và hoạt động của tuyến giáp, ngoài ra còn giúp ích cho thị lực của bạn. Đồng giúp xương và răng của bạn phát triển, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Ngăn ngừa ung thư, chống viêm và hạn chế tác hại của thuốc lá
Đào là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ vỏ đào cung cấp hàm lượng chất phytochemical chống ung thư cao nhất, là chất dinh dưỡng thực vật quan trọng đối với dinh dưỡng của con người. Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi tổn thương gốc tự do có thể dẫn đến ung thư.
Nó cũng có chứa carotenoids, là sắc tố thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể. Carotenoid làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh về mắt và xơ vữa động mạch bằng cách cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin A.
Ngoài ra, tiêu thụ chiết xuất đào ruột trắng có thể làm giảm tổn thương oxy hóa đối với các cơ quan này. Chiết xuất đào thịt trắng làm tăng quá trình chuyển hóa và bài tiết nicotine ra khỏi cơ thể của người hút thuốc.
Lưu ý khi ăn đào
Đào tươi ăn sống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất. Điều quan trọng là phải ăn chúng ngay sau khi bạn mua bởi đào khá khó bảo quản, dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Đào đóng hộp và đông lạnh cũng rất bổ dưỡng, có sẵn ở các cửa hàng tạp hóa quanh năm. Khi mua đào đóng hộp, hãy chọn đào đóng gói trong nước ép tự nhiên, không thêm đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo.
Nguồn và ảnh: WebMD