Gạo lứt sau khi trải qua quá trình nảy mầm sẽ gia tăng chất lượng và tăng cường dinh dưỡng.
- Tiết lộ thứ trái cây mê hoặc bao người với hương vị hấp dẫn lại có khả năng phòng chống ung thư, cải thiện tim mạch cực tốt
- Mùa mận hậu đã đến, liệu chị em đã biết cách phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chưa?
Gạo lứt nảy mầm là gì?
Gạo lứt nảy mầm hay còn được gọi là gạo mầm, nguồn dinh dưỡng trong chúng đã được đánh thức khỏi tình trạng ngủ đông nhờ vào quá trình ngâm và ủ. Gạo mầm được công nhận là có hương vị rất thơm ngon, mềm dẻo, đồng thời các thành phần dinh dưỡng đã được tăng cường lên gấp đôi so với gạo lứt.
Trong quá trình nảy mầm, các enzyme thuỷ giải sẽ hoạt động tích cực để biến những chất phức tạp thành những chất đơn giản hơn (dễ tiêu hoá). Tinh bột trong hạt gạo, chuyên tạo ra calo, bị suy giảm, một số biến thành chất xơ (cellulose, hemicellulose…). Giảm tinh bột, tăng chất xơ với món ăn hàng ngày như cơm gạo là điều hấp dẫn với ăn kiêng giảm béo. Nảy mầm cũng làm gia tăng số lượng các vitamin A, E, C, đặc biệt vitamin nhóm B. Các khoáng vi lượng cũng tạo phức với protein để có hiệu quả tốt hơn về mặt tác dụng sinh học. Nhiều chất dinh dưỡng khác cũng phát sinh trong quá trình này, nổi bật nhất là chất GABA, một chất dẫn truyền thần kinh, có thể làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu, dịu thần kinh, giúp cho giấc ngủ sâu hơn…
Dinh dưỡng trong gạo lứt nảy mầm
Quá trình nảy mầm đã làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong gạo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gạo mầm có giá trị dinh dưỡng tốt hơn gạo gạo lứt và gạo trắng thông thường như giàu vitamin B protein, chất xơ, magie, kali, kẽm....chúng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, giảm cholesterol, giúp tăng cường và nâng cao chất lượng sức khỏe.
Đặc biệt, gạo lứt nảy mầm có chứa hàm lượng chất GABA cao gấp 10 lần so với gạo trắng và gấp 2 lần so với gạo lứt. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm huyết áp, hạn chế mất ngủ, cải thiện hệ thần kinh trung ương,...
Gạo lứt nảy mầm mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Điều trị bệnh tiểu đường
Chất xơ trong gạo lứt nảy mầm được biết đến với vai trò điều chỉnh, giải phóng glucose và Insulin vào cơ thể chậm hơn so với gạo trắng.
Ngoài ra gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là nó sẽ được tiêu hóa chậm và ít làm ảnh hưởng đến việc gia tăng lượng đường trong máu.
Gạo lứt chứa axit phytic, chất xơ và các polyphenol thiết yếu giúp giải phóng đường chậm hơn và giữ cho chúng ta khỏe mạnh.
Gạo lứt nảy mầm giảm cân
Như đã đề cập ở trên, gạo lứt rất giàu chất xơ, và có chỉ số đường huyết hấp do đó có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này đã làm gạo lứt trở thành một người bạn đồng hành cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Đó là lý do tại sao ngày càng nhiều người sử dụng gạo lứt cho thực đơn ăn kiêng.
Kiểm soát huyết áp
Cũng giống như gạo lứt, gạo lứt nảy mầm có lượng chất xơ vô cùng lý tưởng. Giúp loại bỏ lượng cholesterol xấu và hỗ trợ giảm huyết áp, từ đó ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tim mạch gây ra.
Giúp đầu óc tập trung, tỉnh táo, cải thiện giấc ngủ
Chất GABA tìm thấy trong gạo lứt nảy mầm hoạt động như một chất dẫn truyền xung thần kinh. Chúng có nhiệm vụ cải thiện tâm trạng, loại bỏ các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Từ đó, giúp cải thiện chức năng của não bộ, giảm lo lắng, tăng cường chất lượng và số lượng giấc ngủ.
Không những thế gạo lứt nằm còn có hàm lượng khoáng chất phong phú như magie, các vitamin,... Sẽ giúp khắc phục chứng mất mất ngủ, khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe tim mạch vì một số lý do sau:
Thứ nhất, vào trong gạo có thể làm giảm lượng cho cholesterol xấu đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt.
Thứ 2, chắc xơ sẽ có nhiệm vụ " cuốn trôi" những mảng bám tích tụ trên thành động mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch và hạn chế các biến chứng bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
Gạo mầm và gạo lứt, ăn loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
Gạo lứt được nghiên cứu đánh giá có tác dụng bổ sung canxi phòng chống loãng xương, tăng cường chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu tốt cho người tim mạch, chống lão hóa tế bào…
Với gạo mầm, vì giàu dưỡng chất hơn, nó rất thích hợp bổ sung dinh dưỡng cho người ăn kiêng hoặc ăn chay trong thời gian dài và vẫn đảm bảo các lợi ích sức khỏe như ở gạo lứt.
Các nghiên cứu từ Nhật Bản cho rằng, các chất dinh dưỡng có trong gạo mầm giúp người tiểu đường cung cấp dinh dưỡng và ổn định đường huyết sau bữa ăn tốt, có tác dụng tốt khi dùng trong thời gian dài.
Đặc biệt, lượng GABA có trong gạo mầm rất có ích cho người stress, mất ngủ vì có tác dụng giúp thư giãn thần kinh, tạo giấc ngủ tự nhiên.
Vì vậy, nếu so sánh gạo lứt với gạo mầm, gạo mầm mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe hơn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, cần lưu ý, dù là gạo lứt hay gạo mầm, bản chất chúng vẫn là các loại thực phẩm, không phải là thuốc chữa bệnh.