Dưới đây là 6 loại rau quen thuộc với nhiều chị em nội trợ nhưng ít ai lại biết rằng chúng chứa cực kỳ nhiều dinh dưỡng lại còn ít bị phun thuốc trừ sâu hay bảo quản.
- Dứa – người bạn thân thiết của phái đẹp, nhưng bạn đã biết cách tận dụng lợi ích từ loại quả thần kỳ này chưa?
- Mơ Hương Sơn vào mùa – trái ngọt từ vùng sơn cước khiến bao người say đắm khi kết hợp cùng nguyên liệu này
Rau khoai lang
Rau khoai lang có thể chế biến thành các món hấp dẫn khác nhau như rau luộc, rau lang xào tỏi... Đây cũng là loại rau dân dã nhưng có giá trị dinh dưỡng cao không kém các loại rau lá khác.
Bản thân cây rau khoai lang có chứa chất dịch trắng bên trong giúp chống lại các loại côn trùng gây hại. Chính vì vậy, đây là loại rau rất ít phải sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Rau dền
Rau dền là loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Loại rau này được ví là loại rau "trường thọ", "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc". Đây là loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi.
Rau dền có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Ngoài công dụng làm mát gan, thanh nhiệt, loại rau này còn được biết đến như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Chính vì thế đây là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Rau dền phù hợp sử dụng mùa hè giúp giải nhiệt, giải độc cực tốt.
Rau cải cúc
Rau cải cúc (còn gọi là tần ô) được tiêu thụ nhiều vào mùa thu. Loại rau này có mùi thơm tự nhiên khiến sâu bọ tránh xa. Chính vì vậy, người ta ít khi phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với loại rau này.
Rau cải cúc có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin, axit amin, canxi... giúp giảm căng thẳng, làm dịu thần kinh, đẹp da, bổ não...
Hẹ
Hẹ là loại rau có thân hình gần giống với hành lá, rễ na ná với tỏi. Người trồng hẹ rất hiếm khi phải phun thuốc bảo vệ thực vật cho loại cây này. Bạn có thể dễ dàng mua hẹ ở mọi nơi, từ các chợ dân sinh đến siêu thị.
Rau diếp ngồng
Khi trồng rau diếp ngồng, người ta không cần phải phun thuốc trừ sâu bởi nó có chứa một chất chống lại côn trùng. Lá của nó có màu xanh hoặc màu tía, thường được ăn sống hoặc luộc. Trong khi đó, phần thân trắng rất mềm, chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn luộc, nấu canh, nướng hoặc xào. Khi ngửi rau diếp ngồng, bạn sẽ thấy toàn bộ cây có mùi như lúa nếp non, rất thơm.
Củ sen
Củ sen mọc trong ao nên từ lúc trồng đến khi thu hoạch ngay cả việc bón phân cũng vô cùng ít. Chúng chủ yếu hấp thu dinh dưỡng từ môi trường sống. Nước và bùn giúp củ sen hầu như không bị sâu bệnh.
Củ sen giàu khoáng chất, vitamin C, chất xơ... giúp thanh nhiệt, giảm cân...