Khoai tây là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa các món ăn của người Việt. Tuy nhiên, ăn khoai tây có tác dụng gì đối với sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
- 2 khung giờ vàng ăn khoai lang cực tốt cho cơ thể, giảm cân nhanh thần tốc
- BLACKPINK hết lời cảm ơn "cô giáo khoai tây": Huấn luyện vũ đạo khắc nghiệt tới mức phát khóc nhưng nhờ thế mà nhóm tiến bộ rất nhanh
Ăn khoai tây có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người mỗi khi thưởng thức loại nông sản khá bổ biến này. Sở hữu một lượng vitamin và các khoáng chất phong phú, khoai tây đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích cho sức khỏe như: hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, nâng cao miễn dịch, kích thích tiêu hóa,…
1. Tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe
Chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, khoai tây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cải thiện độ đàn hồi của da rất hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là loại củ có rất nhiều công dụng hữu ích trong đời sống hàng ngày.
Tác dụng ăn khoai tây luộc hoặc các sản phẩm được chế biến từ khoai tây có thể giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe một cách đáng kể. Dưới đây là những lợi ích đã được kiểm chứng khoa học của khoai tây:
+ Giảm đau, kháng viêm
Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào trong khoai tây có tác dụng cải thiện sức đề kháng, vừa là một phương thuốc kháng viêm, giảm đau tự nhiên hiệu quả và an toàn. Đông y thường sử dụng khoai tây tươi để đắp trị các chứng viêm ngoài da. Bạn cũng có thể mang khoai đi luộc chín, chườm vào vết thương khi còn nóng hoặc làm lạnh trước khi chườm để làm giảm sưng đau.
Ngoài ra, một số loại vitamin và khoáng chất có mặt trong khoai tây như kali, canxi, magie, vitamin nhóm B cũng có tác dụng tích cực trong việc ngăn sự phát triển của bệnh viêm khớp.
+ Cải thiện hoạt động tiêu hóa
Chứa nhiều Carbohydrate, khoai tây sẽ dễ tiêu hóa hơn khi được nấu chín. Ngoài ra, lượng chất xơ phong phú trong loại củ này còn hoạt động như một chất giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, ngừa táo bón và các vấn đề ở đường ruột hiệu quả.
+ Tốt cho thần kinh và não bộ
Đây cũng là một trong những tác dụng cực kỳ tốt của khoai tây đối với sức khỏe đã được khoa học kiểm chứng. Chúng giúp ổn định lượng đường trong máu, làm giãn nở mạch máu, hỗ trợ quá trình lưu thông máu cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.
+ Ngăn ngừa trầm cảm, giảm căng thẳng
Trong khoai tây có chứa vitamin B6 khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một loại hợp chất hữu cơ mang đến công dụng giúp xoa dịu thần kinh, giảm lo âu, căng thẳng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng trầm cảm.
+ Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Chất xơ có mặt trong củ khoai tây ngoài việc giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa còn hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Bên cạnh đó, vitamin C và carotenoid trong khoai tây sẽ đóng vai trò như chất ức chế sự phát triển của các gốc tự do, từ đó bảo vệ hệ thống tim mạch luôn khỏe mạnh và hoạt động ổn định.
+ Ngăn ngừa khối u
Trong củ khoai tây giàu chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do tới tế bào khỏe mạnh. Chúng sẽ phối hợp với các thành phần khác có trong khoai tây như vitamin A và quercetin giúp ức chế sự phát triển của tế bào khối u ác tính, làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư nguy hiểm.
+ Phòng ngừa bệnh bệnh gút, sỏi thận
Trong khoai tây có chứa ít purin nhưng lại giàu vitamin C mang đến công dụng giúp giảm axit uric trong máu, từ đó ngăn chặn và hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.
Những ai có nguy cơ mắc sỏi thận cao cũng nên bổ sung khoai tây thường xuyên trong khẩu phần ăn để bổ sung sắt và canxi cho cơ thể, ngăn sự hình thành sỏi trong thận.
+ Cải thiện bệnh cao huyết áp
Sự kết hợp giữa kukoamine, kali và chất xơ hòa tan đã giúp loại củ này trở thành thực phẩm tốt nhất cho người cao huyết áp. Chúng hỗ trợ hạ huyết áp bằng cách kích thích các mạch máu giãn nở và làm ổn định nồng độ glucose trong máu, từ đó đảm bảo cho quá trình máu lưu thông diễn ra thuận lợi hơn.
+ Hỗ trợ chữa bỏng
Nếu không may bị bỏng bạn có thể dùng khoai tây có sẵn trong nhà để xử lý nhanh vết thương. Chất nhựa trong khoai tây sống giúp làm mát vết bỏng, đồng thời giảm sưng viêm hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy củ khoai tây đã được rửa sạch xắt lát mỏng và đắp trực tiếp lên khu vực bị bỏng ngày 1-2 lần.
+ Tốt cho người mắc đái tháo đường
Với những ai bị tiểu đường, khoai tây đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh. Chúng hoạt động bằng cách làm ổn định lượng glucose trong máu, từ đó giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng không mong muốn.
2. Ăn khoai tây có gây mập? Khoai tây luộc dùng để giảm cân được không?
+ Ăn khoai tây luộc có béo không?
Tương tự lượng calo có mặt trong khoai tây sống, trong 100g khoai tây luộc chứa khoảng 76 kcal. Vì thế, khi ăn khoai tây luộc với liều lượng vừa phải sẽ không gây tăng cân. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều thì sẽ ngược lại, việc dung nạp quá nhiều tinh bột sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp, vì thế béo lên là khó tránh khỏi.
+ Ăn khoai tây luộc có giảm cân không?:
Đầu tiên có thể nói rằng khoai tây luộc chứa chứa rất ít calo. Trung bình mỗi 300g khoai tây luộc chỉ chứa chưa tới 261 kcal, khá thấp cho một bữa ăn trung bình của người Việt. Ngoài ra, nhờ lượng chất xơ cùng các vitamin dồi dào mà bạn có thể sử dụng khoai tây luộc để hỗ trợ giảm cân.
Bạn có thể thêm khoai tây luộc vào thực đơn giảm cân, việc ăn khoai tây luộc có thể giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tạo cảm giác no lâu giúp hạn chế ăn vặt giữa các bữa.
Bạn nên lưu ý là khi sử dụng khoai tây luộc để giảm cân thì nên cắt giảm bớt lượng cơm trắng và thay thế bằng khoai, nên tính toán lượng tinh bột nạp vào cơ thể hằng ngày trong mỗi bữa ăn để quá trình giảm cân diễn ra thuận lợi. Bên cạnh ăn khoai tây luộc, nên kết hợp thêm việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hạn chế đồ ngọt để tránh gây tác dụng ngược lại.
>>> Xem thêm:
- Những cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm?
- Hướng dẫn cách làm các món ăn vặt từ khoai tây vừa đơn giản vừa thơm ngon
3. Những lưu ý khi ăn khoai tây
- Trước khi sử dụng để chế biến món ăn, bạn nên gọt sạch vỏ khoai tây và ngâm trong nước từ 15 – 20 phút để loại bỏ bớt chất acrilamit, vốn không có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong loại củ này.
- Không nên ăn nhiều khoai tây ở dạng chiên. Đây là món ăn không chỉ gây tăng cân mà còn tạo nhiều cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe tim mạch.
- Nên nấu chín khoai tây nhưng không nên nấu quá lâu sẽ làm mất lượng vitamin C cùng nhiều khoáng chất.
- Không nên ăn khoai tây chung với cà chua. Nếu tiêu thụ cùng lúc 2 loại thực phẩm này sẽ gây tình trạng khó tiêu, tạo áp lực cho dạ dày.
- Tuyệt đối không ăn khoai tây có màu xanh hoặc khoai đã mọc mầm. Đây là những củ chứa chất solanine có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong.
- Khoai tây dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được. Những ai bị dị ứng khoai tây nên tránh dùng loại quả này. Người bị tiểu đường và phụ nữ mang thai cũng nên dùng với liều lượng vừa phải.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc ăn khoai tây có tác dụng gì cho quý đọc giả. Đây được xem là loại thực phẩm an toàn, bổ dưỡng, cung cấp nhiều vi chất cho cơ thể nhưng chúng ta cũng nên sử dụng chúng hợp lý để tránh gây ra những tác hại không đáng có.