Bạn chẳng tốn kém quá nhiều chi phí cũng như không quá mất công tìm kiếm để có thể tận dụng được những món rau lành tính, tốt cho sức khỏe.
- 3 thói quen khi uống nước tích thêm bệnh cho thận, nhiều người hay mắc phải mà không hề hay biết
- Phương pháp trị dứt sâu răng, hôi miệng bằng một nắm lá chanh: chỉ 1 lần dùng đã thấy hiệu quả
Mặc dù có vị hơi đắng, không dễ dàng thưởng thức ngay từ ban đầu, nhưng các món ăn liên quan đến các loại rau này đều có đặc tính dưỡng gan, bổ thận, tăng cường sức đề kháng và đặc biệt có thể phòng chống ung thư hiệu quả.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Theo một thông tin y tế từ VietNamPlus, người dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn về sức khỏe. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, tại Việt Nam, trung bình cứ mỗi năm sẽ có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim; gần 182.000 ca mắc ung thư mới…
Mặc dù điều kiện kinh tế tốt hơn, nhưng người dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn về sức khỏe. Theo đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhấn mạnh, lối sống không khoa học, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và ít hoạt động thể lực là 3 nguyên nhân chính làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư và tim mạch.
Việc bổ sung rau mang lại lợi ích gì?
Rau xanh và các loại củ quả nói chung mang lại lợi ích tốt cho cơ thể. Theo một nghiên cứu, người Việt nên ăn 18-20 gram chất xơ một ngày (khoảng 300 gram rau và 100 gram quả chín) để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, nâng cao đề kháng.
Rau xanh cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm.
Rau chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng chống các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, huyết áp cao, ung thư... Ăn rau còn làm giảm mức cholesterol và tăng axit folic trong máu.
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn có một lời khuyên dinh dưỡng mà nhiều người đều đồng ý: Mọi người nên ăn nhiều rau hơn!
Nền tảng của bất kỳ kế hoạch ăn uống lành mạnh nào đều bắt đầu từ rau vì chúng giàu chất dinh dưỡng, ít calo và hàng loạt nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn một chế độ ăn uống giàu rau quả giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Bạn đã biết 3 loại rau đắng nhưng tốt hay chưa?
Mặc dù có vị không dễ ăn ngay từ đầu, nhưng những loại rau này đều có tác dụng rất tốt. Thậm chí, chúng được xem là một vị thuốc, có tác dụng chữa bệnh. Nếu biết tận dụng bạn còn mang lại hiệu quả tăng cường sức khỏe cực kì tốt. Ngoài ra, với chi phí không đắt đỏ, bạn còn có thể sử dụng các loại rau này ngay lập tức.
Rau đắng biển
Rau đắng biển ưa sống ở môi trường ẩm ướt, phát triển trong các kênh mương, suối, vùng cửa sông ven biển, đầm lầy, hay những bãi biển đầy cát trắng. Loại rau này dùng để nhúng lẩu, nấu canh cá lóc, cá đồng… hoặc thậm chí là chấm kho quẹt đều rất hợp.
Ngoài làm thực phẩm, rau đắng biển còn là liều thuốc quý cho hệ thần kinh. Y học Ấn Độ từ ít nhất 3000 năm trước đã sử dụng loại rau này để trị bệnh, đặc biệt là cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức.
Theo y học cổ truyền Việt Nam, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, lợi tiểu, tiêu thũng. Trong rau đắng biển có chứa Alkaloid brahmin có tác dụng kích thích thần kinh trung ương. Rau đắng còn có tác dụng chống lão hóa, chống gốc tự do mạnh, tăng cường lưu thông máu não, bảo vệ tế bào não, giảm mệt mỏi về tinh thần, cải thiện trí nhớ, ức chế tế bào ung thư phát triển đã được nghiên cứu.
Mướp đắng
Mướp đắng không dễ ăn ngay từ ban đầu nhưng nó mang lại hiệu quả rất tốt. Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa các bệnh về gan. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn đa dạng từ mướp đắng hay có thể xay và ép loại nước này để tăng cường sức khỏe. Bạn sẽ không phải sử dụng nhiều bởi tác dụng của loại nước này cực hiệu quả và nhanh chóng. Đồng thời, bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, bởi nếu sử dụng quá nhiều bạn có thể nhận về phản ứng ngược. Một số cơ địa có thể không hợp vói loại nước ép hoặc loại rau này.
Một nghiên cứu từng được công bố về mướp đắng có khả năng bảo vệ chống lại suy gan, tăng cường hoạt động của bàng quang, thúc đẩy quá trình bài tiết mật, làm cho gan của chúng ta tiêu hóa tốt hơn, ngoài ra còn có thể thúc đẩy hoạt động của gan, giúp gan khỏe mạnh hơn.
Rau ngải cứu
Từ lâu, rau ngải cứu được nhiều bà mẹ sau sinh biết và sử dụng với các phương pháp chườm, đắp làm ấm cơ thể. Loại thực vật này còn là món ăn, bài thuốc. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam): Rau ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp an thai. Đặc biệt, ngải cứu là loại rau rất tốt để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hoà kinh nguỵệt cho chị em phụ nữ.
Các món ăn thích hợp với ngải cứu như trứng chiên, trứng vịt lộn hoặc bạn có thể sử dụng rau ngải cứu bằng cách hầm với xương, nấu với thịt nạc, sắc nước… Bạn có thể uống nó một lượng vừa phải trong ngày.