Đối với thận, việc tiêu trừ chất độc trong cơ thể rất quan trọng. Do đó, thận cần được quan tâm mỗi ngày nhằm tránh các loại bệnh.
- 5 sai lầm khi ăn trái cây sẽ khiến sức khỏe bị hủy hoại, đường huyết tăng vọt
- Bộ phận trên cơ thể có kích thước càng to, nguy cơ mắc bệnh càng tăng
Trong nhiều năm qua, nguy cơ những người mắc bệnh thận như: suy thận, sỏi thận, ung thư bàng quang,... được nhắc đến rất nhiều. Sở dĩ như vậy, phần nhiều do những tác động của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Môi trường sống cùng những thói quen phần lớn tác động đến cơ quan này suy giảm chức năng.
Mắc bệnh thận ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?
Các chuyên gia về bệnh thận chỉ ra rằng, khoảng 1/3 số bệnh nhân viêm thận sẽ bị tăng huyết áp, biểu hiện là đau đầu, giảm trí nhớ, ăn ngủ không ngon.
Khi thận bị tổn thương, các chất cặn bã không thể bài tiết ra ngoài, lúc đó thận sẽ tiết ra một số chất thúc đẩy huyết áp tăng cao.
Các bệnh nhân viêm thận cấp và viêm thận mãn tính thường có các triệu chứng như viêm họng, viêm amidan, nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng ngoài da.
Trên lâm sàng, 90% bệnh nhân mắc bệnh thận sẽ bị cao huyết áp, khi huyết áp tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thận, huyết áp càng cao thì tác hại của bệnh thận càng lớn, thông thường huyết áp tăng trung bình khoảng 180-150-120-90 mmHg.
Bệnh nhân suy thận mãn tính ở mức độ trung bình trở lên thường kèm theo thiếu máu, với các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao. Nếu bị thiếu máu mà không mắc các bệnh về mạch máu thì cần chú ý đến nguy cơ suy bị suy thận mãn tính.
Khi mắc bệnh viêm thận cấp, trường hợp nhẹ thường bị phù nề mi mắt vào buổi sáng, trường hợp nặng thì hiện tượng phù nề sẽ lan ra toàn thân kèm theo hiện tượng giảm lượng nước tiểu và tăng cân.
Một số bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, mờ mắt, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa và đau thắt lưng âm ỉ. Ngoài ra, cũng cần chú ý xem khi phát bệnh liệu có xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, nhiễm trùng đường tiết niệu, phát ban, đau khớp, đi tiểu ra máu, phù nề hay không.
Các dấu hiệu tiết lộ bạn đang bị suy thận?
Suy thận có thể xảy ra rất sớm hoặc có thể tiến triển dần dần mà không được chú ý.
Các triệu chứng hàng đầu của suy thận gồm:
- Có máu trong nước tiểu
- Nước tiểu sủi bọt
- Giảm số lượng và tần suất đi tiểu
- Các vấn đề về da
- Giấc ngủ bị xáo trộn
- Mất ngủ
- Co giật
- Sưng ở chân và mắt cá chân
- Buồn nôn dai dẳng
Sai lầm khi uống nước tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Chỉ uống nước khi thấy khát
Uống nước cũng được chia thành uống nước chủ động và thụ động. Đa phần mọi người chọn cách uống nước thụ động, nghĩa là chỉ khi nào cảm thấy khát mới uống nước.
Tuy nhiên ít người hiểu rằng những lúc khát đồng nghĩa với việc tình trạng thiếu nước trong cơ thể đã trở nên rất nghiêm trọng. Một số tế bào rơi vào trạng thái mất nước và việc bổ sung nhiều nước cùng lúc để giải quyết tình trạng này rất hại cho thận.
Chưa kể, nếu cơ thể liên tục ở tình trạng thiếu nước trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận như sỏi thận, viêm thận, suy thận… Hay nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu hay các bệnh về tim mạch và mạch máu não cùng nhiều vấn đề khác. Vì vậy, cách tốt nhất là nên chủ động uống nước bằng cách thỉnh thoảng nhấp 1, 2 ngụm nước, chia nhiều lần trong ngày.
Uống nhiều nước ngọt
Ăn quá nhiều đường dẫn đến huyết áp tăng và gây ra bệnh tiểu đường. Chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đồ uống có đường thường xuyên sẽ làm tăng Protein trong nước tiểu. Và đây cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh suy thận.
Nước ngọt là loại đồ uống phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều axit với độ pH cao, làm ảnh hưởng đến cơ thể người sử dụng. Độ pH tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Nguyên nhân là do bộ phận này là cơ quan điều chỉnh độ pH của cơ thể. Vì vậy, nếu uống nhiều nước ngọt trong một thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận.
Uống nhiều nước trong và sau khi tập thể dục
Trong quá trình tập thể dục, mọi cơ quan trong cơ thể chúng ta đều được vận động. Ví dụ như lúc này chức năng tim phổi sẽ được tăng cường kéo theo chức năng tiêu hóa cũng sẽ yếu đi. Lúc này, nếu uống nhiều nước hay uống nhanh sẽ dễ gây ra cảm giác khó chịu như tích nước trong dạ dày, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… đồng thời gánh nặng cho thận và tim cũng tăng lên.
Sau khi tập thể dục, natri trong cơ thể được bài tiết ra ngoài theo đường mồ hôi. Hạ natri máu dễ xảy ra nếu bạn uống nhiều nước nhưng không chú ý bổ sung natri kịp thời. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể dẫn đến phù não và phù phổi, làm tổn thương chức năng não và phổi, có thể dẫn đến tử vong.
Thay vào đó, nên uống 400 - 600ml chất lỏng trong vòng 1 - 2 giờ trước khi tập thể dục, và uống làm nhiều lần, không nên uống một lần. Nếu thời gian tập luyện vượt quá 1 giờ, cần bổ sung kịp thời 0,5 - 0,7g/l natri để đảm bảo sức khỏe.
Cách uống nước đúng cách
Trên thực tế, phương pháp uống nước tăng cường sức khỏe thường được các chuyên gia hướng dẫn mang lại lợi ích cho cơ thể. Đồng thời, phòng và chữa bệnh hiệu quả.
- Uống nước dù nước nóng hay nước lạnh đều giúp cho cơ thể khỏe mạnh, nhưng trong trường hợp bạn muốn tránh mất nước thì nước ấm là lựa chọn tốt nhất
Nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, tuần hoàn và thậm chí có thể góp phần gây đau đầu. Nhưng khi bạn đặc biệt quan tâm đến việc giữ cho mình đủ nước, thì việc nhấm nháp nước ấm là một lựa chọn tốt hơn. Bên cạnh đó, nước ấm thậm chí còn tốt cho làn da của bạn và có thể giảm căng thẳng.
- Một người trưởng thành khỏe mạnh trung bình cần hấp thụ khoảng 2700-3000 ml nước mỗi ngày, lượng nước này bao gồm nước được tạo ra từ quá trình trao đổi chất của cơ thể, nước hấp thụ từ thực phẩm và nước uống. Với người trưởng thành hoạt động thể chất nhẹ và sống ở vùng khí hậu ôn hòa, lượng nước tối thiểu cần hấp thụ mỗi ngày được khuyến nghị là 1500-1700 ml (khoảng 7-8 cốc).
- Nên chia nước thành lượng nhỏ để uống nhiều lần trong ngày, có thể phân bổ thời gian uống nước vào bất kỳ thời điểm nào, mỗi lần uống khoảng 200ml (1 cốc). Chú ý không nên uống quá nhiều nước một lúc, bởi sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột, gây loãng dịch vị, làm giảm tác dụng diệt khuẩn của dịch vị và cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Chủ động uống nước trong 3 khoảng thời gian sau đây:
+ Uống nước khi thức dậy vào buổi sáng: Sau khi thức dậy vào buổi sáng, hãy uống một cốc nước lúc bụng đói để giảm độ nhớt của máu và tăng lượng máu tuần hoàn.
+ Uống nước trước khi đi ngủ: Uống một cốc nước trước khi đi ngủ (nhưng không nên uống nhiều nước sau nửa giờ trước khi đi ngủ) sẽ giúp ngăn sự gia tăng độ nhớt của máu vào ban đêm.
+ Uống nước sau khi đổ nhiều mồ hôi: Sau khi tập luyện nên uống nước muối loãng hoặc nước uống thể thao để bổ sung lượng nước và chất điện giải đã bị mất khi vận động cường độ cao và ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, bạn nên chú ý thời gian uống nước như hướng dẫn ở trên.
- Nên hạn chế đồ uống có đá, có đường
Nên chọn nước đun sôi, trà, nước đậu xanh... để uống. Những thức uống kích thích vị giác như đồ uống có đá, có đường nên sử dụng càng ít càng tốt.
Những người làm các công việc ra nhiều mồ hôi, làm việc nặng, thể lực ở cường độ cao cần tăng cường thêm nước chứa ion natri, duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.