Bước vào giai đoạn mọc răng, bé hay quấy khóc, sốt, lười ăn hơn do bị đau nhức khó chịu. Điều này khiến mẹ không khỏi lo lắng. Vậy trẻ mọc răng biếng ăn trong bao lâu, dấu hiệu và cách khắc phục như thế nào là tốt nhất? Sau đây là những chia sẻ đầy đủ nhất.
- Có nên nhổ răng khôn hay không? Cần lưu ý gì khi nhổ răng khôn?
- Cẩn trọng sâu răng biến chứng toàn thân
Nội dung bài viết
1. Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?
Thông thường, từ tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6 trở đi, các bé bước vào giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, răng có thể mọc vào bất cứ thời điểm nào. Khi trẻ bước sang tháng thứ 3, chiếc răng đầu tiên có thể xuất hiện và mọc xuyên suốt đến tháng thứ 15, phổ biến là từ 4 đến 9 tháng tuổi.
Quá trình hình thành bộ răng đầu tiên này gọi là răng sữa, răng mọc lên và phá vỡ các nướu răng.
Khoảng 3-5 ngày trước khi chiếc răng xuyên qua da, các triệu chứng trẻ mọc răng biếng ăn, sưng nướu và sốt cao sẽ bắt đầu xuất hiện. Kèm theo đó là các biểu hiện chảy dãi nhiều hơn, cằm quanh miệng nổi ban, sốt, tiêu chảy, rôm sảy, sổ mũi, ho,…
Giai đoạn mọc răng của trẻ ngắn hay dài khác nhau và tùy thuộc vào cơ địa cũng như khả năng chống chọi với những triệu chứng khó chịu của từng trẻ.
Tình trạng khó chịu, bé mọc răng hàm không chịu ăn, biếng ăn này sẽ dần hết sau khi răng đã mọc lên. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu bé mọc răng lười ăn quá.
2. Nguyên nhân trẻ mọc răng biếng ăn?
Trong giai đoạn mọc răng, trẻ bị biếng ăn bởi trong thời kỳ này để răng nhô ra khỏi lợi thì lợi thường bị sưng dần nứt ra cho mầm răng nhú lên. Nó sẽ gây cảm giác đau cho bé.
Vì sao trẻ mọc răng lại biếng ăn?
Khi nướu bị phân tách ra sẽ dẫn đến viêm, sưng khiến bé biếng ăn do thấy đau nhức, quấy khóc và chán ăn, không muốn ăn là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, khi trẻ mọc răng, enzyme trong cơ thể trẻ sẽ tập trung cho việc hỗ trợ để răng nhô ra khỏi lợi. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt enzym tiêu hóa thức ăn và dẫn đến việc trẻ biếng ăn.
Nếu biết cách giảm đau khi trẻ mọc răng và để tình hình răng lợi đã định hình thì bé sẽ có thể tiếp tục trở lại ăn uống bình thường.
3. Dấu hiệu nhận biết khi bé mọc răng lười bú, lười ăn
- Vùng lợi đỏ, sưng tấy đau nhức. Có thể dễ dàng nhận ra được bé có đang mọc răng hay không bằng mắt thường.
Chảy nước dãi nhiều hơn do khi mọc răng, tuyến nước bọt tiết nhiều để làm mát dịu vùng nướu đang bị sưng của trẻ.
- Trẻ bị sốt, sổ mũi. Một dấu hiệu thường thấy đối với những bé có làn da mẫn cảm là nổi ban khu vực quanh miệng. Hệ tiêu hóa bị rối loạn, sức đề kháng kém đi khiến trẻ bị tiêu chảy, rôm sảy, ho, sổ mũi…
- Hành động dễ nhận ra ở những bé đang mọc răng là bé thường vô thức đưa tay lên miệng, nhất là chỗ phần lợi sưng.
- Bé cũng thường hay mút tay, cắn bất cứ vật gì có trong tay do lợi bị ngứa.
- Bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc khi ngủ và kèm theo một số dấu hiệu không điển hình khác như quấy khóc, khó chịu, dễ bị kích động, bứt rứt khó chịu…
- Bé có thể bú kém, hoặc thậm chí bỏ bú. Kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến sụt cân.
- Những dấu hiệu khó chịu trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Và sẽ càng tồi tệ hơn nếu không được chăm sóc đúng cách.
>>> Xem thêm:
- Mẹ cần biết: dấu hiệu trẻ mọc răng hàm
- Làm gì khi trẻ mọc răng không đúng thứ tự?
4. Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao?
Tình trạng mọc răng biếng ăn không chỉ khiến trẻ sụt giảm cân nặng mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về lâu dài. Do vậy, các bậc phụ huynh cần biết cách chăm sóc cho trẻ phù hợp trong thời kỳ này.
+ Chế độ dinh dưỡng cho trẻ:
Không nên ép trẻ ăn nhiều. Nên chia nhỏ và tăng số bữa ăn trong ngày nhiều hơn.
- Ưu tiên chế biến cho trẻ dùng các món ăn mềm, dễ nuốt như: cháo, canh, súp,… nhằm để bé bớt phải nhai và dễ nuốt.
- Chú ý lựa chọn thực phẩm tươi, đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong thực đơn cho bé mọc răng cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm như chất đạm, chất béo, chất bột và rau xanh.
- Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý bổ sung các món ăn có hàm lượng canxi cao, để giúp cho quá trình mọc răng. Nên dùng những thực phẩm giàu canxi gồm có cá, tôm, đậu phụ,… Các loại hoa quả như: quất vàng, cam, dâu, mít, kiwi,…
- Tránh việc cho bé ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh. Lý do bởi những thức ăn quá nóng hay lạnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng trẻ.
- Mỗi ngày, bạn nên cho trẻ uống thêm nước ấm để làm sạch vùng miệng và hỗ trợ giảm đau.
- Cho bé uống sữa (sữa mẹ, sữa tươi hoặc sữa công thức) và bổ sung vitamin bằng các loại nước trái cây.
- Trong giai đoạn này, mẹ cũng cần phải lưu ý bổ sung kẽm và selen cho trẻ. Đây là những chất giúp trẻ tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, cải thiện vị giác tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa.
5. Làm gì khi trẻ mọc răng biếng ăn?
Trong quá trình phát triển của trẻ, mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt. Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng mà hãy chú ý về những thay đổi sức khỏe của trẻ, để từ đó có cách chăm sóc phù hợp. Đặc biệt, cần quan tâm nhiều hơn đến việc ăn uống và ngủ nghỉ để đảm bảo tối ưu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Chế độ chăm sóc, vệ sinh cho trẻ như sau:
- Dành nhiều thời gian để quan tâm về mặt tình cảm cho bé. Hãy thể hiện sự quan tâm cho trẻ bằng cách an ủi nhẹ nhàng xoa vỗ lưng bé, ôm ấp, trò chuyện hoặc có thể chơi với con.
- Mẹ có thể dùng tay để massage vùng nướu đau để bé bớt đau nhức, khó chịu. Cần rửa tay sạch sẽ trước khi massage để tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé.
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt, đặc biệt chú ý sau các bữa ăn.
- Bé thường xuyên rớt dãi trong giai đoạn mọc răng. Nếu rớt dãi quá mức có thể gây dị ứng, nhiễm trùng. Để làm mát và làm dịu nướu, bạn cần chú ý dùng khăn mềm để lau sạch nước miếng chảy quanh miệng cho bé.
- Cho trẻ uống hạ sốt và lau toàn cơ thể trẻ bằng khăn ấm.
- Tránh để cho bé ngậm bình sữa, núm vú cao su khi ngủ vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng khoang miệng. Nhiều mẹ thường mắc phải sai lầm này.
Nếu trẻ quấy khóc, bỏ ăn lâu, … bạn hãy bình tĩnh và đưa trẻ đến khám, điều trị tại chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện Nhi.
6. Trẻ mọc răng bỏ bú phải làm sao?
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, các hiện tượng như sốt, bỏ ăn, quấy khóc nhiều là điều khó tránh được. Các mẹ cần thật kiên nhẫn để cho con ăn và bú. Nếu trẻ bỏ ăn lâu ngày thì sẽ rất đáng lo.
Thay vì cho bú, các mẹ có thể tăng lượng ăn cho trẻ. Thử bổ sung bữa phụ với sữa chua, bánh flan, đậu hũ nước đường, trái cây để xem món nào hợp khẩu vị với cháu… Nếu bé mọc răng không chịu bú bình thì có thể cho con bú lúc ngủ, đổi cách bế bé khi cho bú. Để trẻ bớt gắt gỏng và chịu bú hơn, bạn nên cho trẻ bú nơi yên tĩnh, hơi tối một chút.
Cho trẻ ngậm nướu bằng chất liệu mềm, nhân tạo sẽ giúp lợi của bé dễ chịu và giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng.
Với những chia sẻ trên, hy vọng giai đoạn mọc răng sẽ không còn là nỗi “ám ảnh” cho cả mẹ và bé nữa. Khi trẻ mọc răng biếng ăn, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc nhưng hãy thật kiên nhẫn để hiểu được tình trạng của trẻ. Bạn sẽ không thấy quá căng thẳng và áp lực.