Mọc răng khôn là điều mà dường như ai cũng từng trải qua trong đời. Tuy nhiên, có không ít trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, đâm ngang gây ra không ít đau nhức, khổ sở. Vậy, chúng ta có nên nhổ răng khôn hay không?
- Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả bệnh bướu cổ
- Từ A đến Z những điều bạn cần biết về bệnh uốn ván
1. Tại sao răng khôn hay mọc kẹt, mọc ngầm?
Răng khôn là gì? Gọi là răng khôn vì mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, con người đã khôn lớn và biết nhận thức. Thông thường, mỗi người sẽ có 4 răng khôn ở 4 phần hàm. Răng khôn (răng số 8 hay răng cối lớn thứ 3) mọc cuối cùng trong miệng, ở độ tuổi từ 12 đến 25.
Lí do khiến răng khôn mọc lệch đó là bởi xương hàm chỉ đủ cho 28 cái răng. Đến một độ tuổi nhất định, xương ham sẽ ngừng tăng trưởng và phát triển, đặc cứng hơn. Hàm dưới tăng trưởng và phát triển theo hướng xuống dưới và ra trước.
Bên cạnh đó, chế độ ăn mềm cũng gây nhiều tác động đến sự phát triển của xương hàm và dẫn đến răng khôn có xu hướng mọc kẹt, mọc ngầm. Việc nhổ bỏ răng khôn có thể gây nhiều đau đớn và biến chứng xấu. Do đó, Có nên nhổ răng khôn là điều rất được quan tâm tìm hiểu.
2. Răng khôn gây biến chứng nguy hiểm gì?
- Răng khôn mọc trong thời điểm mà những chiếc răng khác đã được phát triển toàn diện. Đây là lúc mà xương hàm đã có rất nhiều sự thay đổi, do đó sẽ không có đủ không gian cho răng khôn mọc. Điều này sẽ dẫn đến việc răng khôn mọc ở nhiều góc cạnh, dễ gây ảnh hưởng đến các răng khác và tạo cảm giác đau đớn vì không thể mọc một cách đầy đủ và hoàn thiện.
- Răng khôn mọc lệch sẽ dẫn đến tình trạng “húc” vào răng bên cạnh, có thể dẫn đến viêm lợi trùm. Khi người bệnh ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi và dẫn đến sưng mủ. Nhiều trường hợp người bệnh bị vướng, khó nhai, sốt, đau đớn.
- Khi răng khôn mọc ở góc độ sai sẽ dẫn đến hình thành khe hẹp bất thường với răng bên cạnh. Vi khuẩn tích tụ ở khe hở này và dẫn đến sâu răng bên cạnh, gây bệnh nha chu răng bên cạnh.
- Chân răng của răng bên cạnh bị tiêu ngót bởi áp lực khi mọc răng khôn.
- Răng khôn thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm, khiến xương hàm bị lỏng lẻo hơn đi.
- Không chỉ gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh, sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn còn dẫn đến các triệu chứng sưng, đau, hôi miệng, thậm chí bệnh nhân khó có thể mở miệng to được.
- Tình trạng viêm nướu sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi răng khôn được chữa trị. Mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn trong những lần tái phát sau đó.
3. Khi nào thì được nhổ răng khôn?
Theo các chuyên gia nha khoa, bởi răng khôn có liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh. Do đó, tùy vào trường hợp cần hoặc không nên nhổ răng.
Với tình trạng răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm dẫn đến những biến chứng khó chịu ở người bệnh như đau, viêm sưng, ê buốt … cần kịp thời đến các trung tâm nha khoa để tiến hành kiểm tra và áp dụng các biện pháp nhổ răng khôn phù hợp.
Có thể giữ lại chiếc răng khôn khi mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng miễn. Chỉ cần bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
Ngoài ra, không nên nhổ răng với những trường hợp bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu.
Việc nhổ răng khôn chỉ nên tiến hành khi có các biến chứng đau kéo dài, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang do mọc răng. Hoặc răng khôn có hình dạng bất thường, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm răng, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định.
Tốt nhất là nên nhổ răng khôn trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Lúc này, chân răng chỉ mới hình thành được 2/3. Sau 35 tuổi, xương cứng và đặc hơn sẽ khiến việc phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và gặp nhiều bất lợi.
4. Một số lưu ý cần nắm khi nhổ răng khôn
- Trước khi nhổ răng khôn:
Hiện nay công nghệ nhổ răng rất phát triển, vì thế bạn cần thật thoải mái, không nên quá lo sợ vì nhổ răng khôn không đau, không biến chứng. Cần trao đổi với bác sĩ về thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng an toàn. Trước hôm nhổ răng, bạn nên tranh thủ đi ngủ sớm, không dùng đồ uống có cồn.
- Sau khi nhổ răng khôn:
Sau nhổ răng, người bệnh thường gặp phải 4 vấn đề bao gồm sưng, đau, sốt và chảy máu.
Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, sử dụng nước đá chườm lạnh vào chỗ sưng trong khoảng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng. Cần vệ sinh răng miệng thật nhẹ nhàng tại ổ răng, dùng nước muối ấm để giảm sưng, đau. Nên ăn những loại thức ăn nguội, mềm.
Nếu mắc phải tình trạng sưng, đau, sốt kéo dài và khó kiểm soát thì cần kịp thời đi khám bác sĩ chuyên khoa.
5. Nhổ răng khôn phải kiêng những gì?
Sau khi nhổ răng khôn, cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp duy trì cục máu đông như: không khạc nhổ, súc miệng mạnh tay trong vòng 6 giờ sau khi nhổ răng. Lý do bởi điều này sẽ khiến các cục máu đông hình thành trong ổ chân răng trống rỗng.
Nhổ răng khôn kiêng gì? Cần lưu ý không hút thuốc, uống rượu bia vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Không mút, không sử dụng ống hút vì việc hút gây ảnh hưởng không tốt đến các cục máu đông, có thể khiến chúng bật ra. Không đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò.
6. Mọc răng khôn và cách giảm đau
Sau đây là một số cách giảm đau khi mọc răng khôn mà bạn có thể sử dụng để giúp kiềm hãm cơn đau cũng như ngăn chặn nhiễm trùng, viêm nhiễm phát triển ngay tại nhà như sau:
- Dùng gel gây tê
Dùng Gel gây tê miệng là cách giảm cảm giác đau đớn ở nướu hiệu quả. Trong các loại gel này chứa một loại thành phần hoạt tính có tên benzocaine, giúp gây tê khu vực bạn sử dụng thuốc. Bạn có thể tìm mua các loại gel này được bày bán ở nhiều cửa hàng thuốc tư nhân mà không cần có đơn thuốc của bác sĩ.
Gel được bằng cách thoa trực tiếp lên vùng nướu bị ảnh hưởng bởi răng khôn. Cần cẩn thận xem xét kỹ càng khi sử dụng. nếu như bạn có dị ứng với các thành phần hay không để tránh gây tổn hại đến sức khỏe của mình.
- Uống thuốc Ibuprofen
Loại thuốc giảm đau này có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Dùng thuốc theo liều lượng hợp lý sẽ giúp xóa bỏ cảm giác khó chịu hiệu quả. Bạn có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.
- Chườm đá lạnh
Để giảm viêm nhiễm, giảm đau hiệu quả, bạn có thể chườm một túi nước đá lên chỗ đau.
Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn dùng túi chườm đá bọc khăn và chườm lên phần da bên ngoài vị trí bị đau. Sau 15 phút bạn lấy ra rồi tạm ngưng 15 phút. Bạn có thể liên tục chườm túi đá cho đến khi cơn đau giảm dần.
- Súc miệng bằng nước muối
Cơn đau xung quanh nướu của răng khôn có thể hình thành bởi sự tích tự vi khuẩn ở khu vực này. Súc miệng bằng nước muối là cách giúp giảm thiểu vi khuẩn, giảm nhiễm trùng và xua tan sự khó chịu.
Đầu tiên bạn pha một vài muỗng muối vào một ly nước đun sôi và để cho nguội bớt. Sau đó, bạn dùng nước này để súc miệng rồi nhổ ra.
- Nhai hành tây
Hành tây có chứa chất kháng viêm và một số thành phần kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, dùng hành tây sẽ giúp giảm sưng cũng như chống nhiễm khuẩn rất tốt.
Cách sử dụng hành tây để giúp giảm đau tại nhà như sau:
+ Hành cắt thành từng miếng nhỏ
+ Nhai hành tây ở bên răng khôn đang bị đau. Với cách này, các dung dịch có chứa trong hành có thể thấm vào nướu giúp giảm viêm nhiễm cũng như diệt khuẩn.
+ Nhai cho đến khi cơn đau được giảm bớt. Cuối cùng, bạn nhả bỏ xác hành
- Đặt túi trà vào chỗ đau
Trong túi trà chứa chất tanin có tính kháng khuẩn, kháng viêm. Do đó, sử dụng túi trà là cách giảm sưng và chống nhiễm khuẩn.
Sau khi pha trà, bạn đặt tách trà vào tủ lạnh cùng với túi trà. Chờ cho đến khi trà lạnh, bạn có thể lấy túi trà ra và đặt vào phần bị đau bên trong miệng.
Để giảm nguy cơ đau răng khôn hoặc tổn hại đến nướu, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Giữ vệ sinh răng miệng
- Uống nhiều nước
- Hạn chế thức ăn nhiều đường
Với những thông tin vừa chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho thắc mắc Có nên nhổ răng khôn hay không? Đau răng khôn có thể đem lại nhiều bất lợi cũng như ảnh hưởng đến công việc của bạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nhổ răng khôn được. Để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra, chỉ khi nào có sự chỉ định của bác sĩ và ở các cơ sở y tế uy tín bạn mới tiến hành nhổ răng khôn.