Trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn… là thử thách không nhỏ đối với các bố mẹ trong giai đoạn này.
- Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà thế nào cho nhanh khỏi?
- 3 lời nói dối phổ biến của trẻ và lý do đằng sau
Bước vào thời kỳ ăn dặm, trẻ sẽ có những thay đổi vượt bậc trong kỹ năng ăn uống. Nhiều cha mẹ cảm thấy bất ngờ khi thấy con có thể ngồi im để tận hưởng một hương vị món ăn mới lạ, có thể vui sướng khi nhìn thấy mẹ cầm trên tay chén bột thơm ngon… Tuy nhiên, bên cạnh đó, cha mẹ cũng có khả năng phải đối mặt với một số vấn đề "đau đầu" của bé như lười ăn, biếng ăn, kén ăn…
1. Trẻ không muốn tiếp nhận loại thức ăn mới
Sẽ chẳng có gì là lạ khi bạn thấy em bé nhà hàng xóm hoàn thành bữa ăn chỉ trong vài phút, trong khi con mình thì mất cả tiếng vẫn chẳng ăn hết nửa bát. Thế nên, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, các mẹ hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng con hoàn toàn có thể không thích việc thử đồ ăn mới vì sữa mẹ vẫn là tuyệt nhất.
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên mẹ nên cho bé khởi đầu ăn dặm với dạng bột nhuyễn mịn trước các mẹ nha để hệ tiêu hoá của bé có cơ hội thích nghi dần dần. Trước 6 tháng bé ăn hoàn toàn là sữa còn từ 6 tháng trở đi con được tiếp xúc với một thế giới ăn dặm đầy mới mẻ, do đó một sự chuyển tiếp mượt mà trong giai đoạn đầu là hết sức quan trọng để bé tránh bị sốc tâm lý, từ đó bé cũng dễ dàng tiếp nhận loại thức ăn mới hơn.
Bột ăn dặm HiPP Organic là sự lựa chọn tuyệt vời chơ sự khởi đầu ăn dặm an toàn và dễ dàng cho bé. Bột ăn dặm HiPP Organic có đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất như Canxi, sắt,… cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Bột không bổ sung thêm đường, không có hương liệu, không chất tạo màu, không chất bảo quản.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn bổ sung thêm chất xơ PREBIOTICS giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng. Với 17 hương vị đa dạng, cùng 2 dòng sản phẩm chính là bột chứa sữa kết hợp cùng trái cây, rau củ và bột không chứa sữa 100% ngũ cốc, mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt trong cách chế biến để mang tới cho bé một bữa ăn bổ dưỡng, thơm ngon cùng bột ăn dặm HiPP Organic.
Trong trường hợp bé nhất quyết từ chối món ăn, đừng nóng vội, bố mẹ nên kiên nhẫn và cho bé thêm thời gian. Để giúp con làm quen, mẹ nên cho bé bắt đầu tập ăn với các khẩu phần nhỏ, sau đó tăng dần. Ngoài ra, bạn cũng nên chế biến các thực phẩm mới trông giống với món ăn yêu thích quen thuộc của trẻ, chẳng hạn như bé thích ăn cà rốt xay nhuyễn, bạn có thể áp dụng tương tự với món khoai tây nghiền.
2. Trẻ nôn trớ khi ăn
Trong giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa của con vẫn cực kỳ non nớt và chưa hoàn thiện, bởi vậy, việc trẻ nôn trớ hay ọc thức ăn ra ngoài là điều bình thường. Nôn trớ thường xuất hiện ở trẻ từ giai đoạn sơ sinh cho đến độ tuổi ăn dặm, số lượng chất nôn không nhiều, chủ yếu là thức ăn chưa tiêu hoặc đang tiêu hóa một phần. Nếu mẹ nhận thấy bé hay bị ói hoặc thường xuyên né tránh việc ăn thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng chán ăn tâm lý.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nôn trớ tâm lý, bao gồm: Trẻ thường xuyên ăn một loại thức ăn nào đó dẫn đến cảm giác ngán; Trẻ bị ép ăn quá nhiều; Bú bổ sung sau ăn quá no hoặc pha sữa không đúng cách; Bắt đầu dùng những thức ăn mới cho trẻ 7-8 tháng tuổi.
Đối với nhóm nguyên nhân đến từ tâm sinh lý, mẹ chỉ cần điều chỉnh việc ăn uống của bé khoa học hơn là có thể hạn chế đáng kể tình trạng nôn ói này. Chẳng hạn như: Cho bé ăn khi đói, không ép bé ăn quá nhiều khiến bé chán ăn, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn; Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cữ trong ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ khối lượng thức ăn cần thiết; Sau khi trẻ ăn hoặc bú xong không nên đặt trẻ nằm xuống ngay, thay vào đó là để trẻ chơi đùa nhẹ nhàng 10 - 15 phút; Pha sữa, bột hay thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi đúng công thức hướng dẫn; Chú ý cách bé bú bình sữa cũng như ăn chậm rãi để tránh tình trạng trẻ nuốt không khí vào dạ dày, gây đầy hơi và chướng bụng…
Ngoài ra, bé ở độ tuổi ăn dặm cũng nên được ngồi vào bàn ăn riêng, tự do sử dụng chén và muỗng khi ăn. Mẹ cần để bé được khám phá, tạo không khí bữa ăn vui vẻ, không nên vì ngại dọn rửa mà chỉ đút cho bé ăn thụ động.
3. Trẻ lười ăn và kén ăn
Nhiều cha mẹ thắc mắc, con mình chỉ hứng thú với đồ ăn ở 1 vài thìa đầu, sau đó bé sẽ tỏ ra chán nản với các biểu hiện như quay mặt đi, nôn ọe, ngậm miệng không chịu nuốt… khiến mẹ không biết phải làm thế nào.
Cũng giống như người lớn, bé sẽ dần cảm thấy chán ăn khi sức khỏe không tốt, ốm đau hoặc ăn không ngon miệng. Vì vậy, nếu em bé của bạn bị cảm lạnh, đau họng hoặc đang mọc răng, bé có thể bỏ ăn.
Ngược lại, nếu con bạn khỏe mạnh và đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức, có thể là bé không đói. Khẩu vị của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng ngày, thậm chí theo từng bữa ăn. Em bé của bạn có thể không phải lúc nào cũng háu ăn như cách mà bạn mong muốn. Nếu bé có nhiều cữ bú đêm, điều đó sẽ khiến bé lười ăn dặm hoặc không muốn ăn thêm thức ăn đặc vào ban ngày.
Trong trường hợp này, mẹ không nên quá lo lắng, đừng cố ép trẻ vì như vậy chỉ khiến bé thêm sợ ăn và mất hứng thú với việc ăn uống. Hãy tạm dừng không cho bé ăn bữa này và dịch chuyển sang bữa tiếp theo. Trong khoảng thời gian đó, cố gắng không cho con ăn vặt để bé có thể thưởng thức bữa chính một cách hoàn chỉnh.
Một số gợi ý là: Nếu trẻ quay đầu đi, không mở miệng, phun thức ăn ra hoặc ngậm lâu trong miệng, có lẽ trẻ không đói. Nếu trẻ đẩy thức ăn của mình ra xa, khóc, la hét, cố gắng trèo ra khỏi chiếc ghế ăn của mình hoặc nói với bạn rằng không muốn ăn thì tốt nhất bạn nên bình tĩnh kết thúc bữa ăn dặm và thử lại vào lần khác. Đừng tạo áp lực cho bé ăn và cũng đừng bao giờ ép bé ăn thêm vì chỉ làm cho việc ăn trở nên khó khăn hơn, dẫn đến căng thẳng cho cả hai bên. Nó có thể khiến trẻ ám ảnh và từ bỏ hoàn toàn một số loại thức ăn. Cố gắng giữ giờ ăn thoải mái. Tránh để các bữa ăn kéo dài khiến bé chán ăn. Giới hạn thời gian cho mỗi bữa ăn chỉ từ 20 đến 30 phút là hợp lý.
4. Trẻ bị hóc, nghẹn đồ ăn
Tình trạng hóc, nghẹn thức ăn rất nguy hiểm vì có thể gây ngạt thở, do thức ăn khi đó trở thành dị vật đường thở khiến trẻ tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời.
Những loại thực phẩm dễ gây nghẹn thức ăn mẹ nên tránh:
- Thức ăn có kích cỡ to: Một mẫu thức ăn to hơn hạt đậu có thể làm nghẹt cổ họng của bé. Những loại rau củ như: cà rốt, cần tây, đậu nên cắt ra, băm nhỏ và nấu chín. Cắt nhỏ trái cây như: nho, cà chua, dưa hấu trước khi ăn. Cắt thịt và pho mát thành từng miếng nhỏ hoặc xé ra.
- Thức ăn nhỏ, cứng: Kẹo cứng, kẹo giảm ho, thuốc dạng viên, các loại hạt, bắp rang là mối nguy hiểm tiềm tàng gây nghẹt thở. Các loại hạt nhỏ cũng có thể mắc kẹt trong đường thở của bé và gây nhiễm trùng. Vì vậy, khi bé bắt đầu ăn dặm, bé nên theo sát để bé không ăn nhầm thức ăn của người lớn, bé lớn.
- Thức ăn mềm, dẻo, dễ dính: Gạo nếp, bánh dẻo có dính lại trong cổ họng của bé gây nên tình trạng nghẹn thức ăn.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên khuyến khích bé ngồi yên trong bữa ăn; Cắt thức ăn của bé thành nhiều miếng phù hợp với khuôn miệng nhỏ của bé; Dạy cho bé thói quen ăn từng miếng một, nhai kỹ và nuốt trước khi ăn miếng khác; Không để bé một mình trong khi ăn; Nếu bé hay bị nghẹn khi vừa ăn vừa uống thì chỉ nên cho bé uống nước sau khi đã ăn xong; nếu bé thường xuyên mắc nghẹn hoặc nghẹt thở bởi thức ăn, bạn nên cho bé đi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe…
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các cha mẹ, đặc biệt là khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm nhé!