Trẻ con đôi khi rất bướng bỉnh không chịu nghe lời người lớn khiến bố mẹ rất mệt mỏi và khi tức giận rất nhiều bố mẹ đã quát mắng thậm chí đánh con. Dạy con theo cách hiện đại không cần quát mắng như thế bố mẹ hãy học cách nói nhẹ nhàng mà nghiêm khắc sau với con.
- 15 sai lầm phổ biến của cha mẹ khiến con trở thành đứa trẻ biếng ăn
- Cứ 10 trẻ thì có 5 trẻ bị hàm răng đôi do thói quen chiều con khi ăn của cha mẹ
1. Khi nào… thì”
Mẹ hãy dùng cách nói khiến con nghe lời răm rắp này những muốn con làm một việc gì đó. Chẳng hạn, “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”, “Khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi”…
Thay vì dùng từ nếu, mẹ nên dạy con bằng các câu với cụm từ “khi nào” nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. Chỉ khác nhau một chút trong câu nói, nhưng lại khiến con nghe lời răm rắp mà không cần phải thúc giục.
Mẹ không nên dùng thái độ cứng nhắc, yêu cầu con
2. “Con cần ghi nhớ điều gì?"
Thay cho câu “Con hãy hẩn thận!”, bạn hãy nói nói với con những cụ thể như: “Con cần nhớ điều gì khi chơi ở công viên?” hoặc “Con hãy di chuyển chậm và cẩn thận như một con rùa khi đi trên bờ tường!”
Trẻ thường bỏ qua khi chúng ta nói cùng một câu lặp đi lặp lại. Thay vào đó, hãy tìm cách khơi gợi kỹ năng tư duy, phân tích của con bằng cách đi vào chi tiết, cụ thể về những gì bạn muốn bằng những từ nghe có vẻ khác nhưng thực chất ý nghĩa tương tự nhau.
3. “Con hãy nói nhẹ nhàng thôi nhé!”
Thay cho câu: “Đừng la hét nữa!” hoặc “Hãy giữ yên lặng!”, bạn hãy thử đề nghị con mình: "Con hãy nói nhẹ nhàng hoặc thì thầm thôi nhé!" hoặc "Mẹ rất thích nghe con hát vì thế chúng ta sẽ ra ngoài hoặc tới nơi nào đó để con có thể hát thật to nhé!"
Một số trẻ có tính cách ồn ào, hiếu động hơn những bé khác. Thế nên, nếu con không thể nói chuyện một cách nhẹ nhàng, bạn hãy chỉ cho con biết nơi nào được thoải mái nói to và nơi nào chỉ nên nói thầm. Khi muốn con giữ yên lặng, bản thân bạn đừng hét vào mặt con. Hãy dùng âm vực nhẹ nhàng và hướng dẫn con.
4. “Con muốn tự mình làm việc đó hay mẹ sẽ giúp?”
Hầu hết trẻ em đều sẽ phản ứng tích cực nếu được trao quyền. Cung cấp cho con những sự lựa chọn là cách các bậc phụ huynh nên làm.
Ví dụ, thay vì nói "Mẹ đã nói với con mấy lần rồi đấy, hãy làm ngay đi!", bạn hãy nói: “Đã đến lúc khởi hành rồi. Con muốn tự mình đi giày hay mẹ sẽ giúp?”.
5. Nguyên tắc từng câu một
Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, mẹ chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”.
Mẹ thử nghĩ xem, với cả “núi công việc” bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. Trẻ con cũng vậy. Mẹ chỉ nên yêu cầu con từng việc như: “Con lấy hộ mẹ cốc nước” và “Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn”… Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì mẹ hãy áp dụng nguyên tắc này ngay nhé.
6. Đưa lợi ích để bé không từ chối
Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: “Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi” thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của
7. “Con đã học được gì từ sai lầm này?”
Đây sẽ là cụm từ thích hợp thay vì “Mẹ thật xấu hổ vì con!” hay “Lẽ ra con phải là thông minh hơn”.
Tập trung vào việc khích lệ con thay đổi hành vi để có thể làm tốt hơn và cẩn thận hơn trong tương lai sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực hơn là đay nghiến những lỗi lầm quá khứ của con.
8. “Chúng ta đang bị muộn và cần phải di chuyển nhanh hơn nhé!”
Dạy con về giá trị của thời gian cũng quan trọng nhưng mẹ cũng cần lưu ý đặt ra những khoảng thời gian để con di chuyển từ từ và quen với sự việc theo tốc độ của chúng. Ngoài ra, mẹ đừng quên nhắc trẻ lý do tại sao cần phải nhanh hơn bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tích cực.==Vì vậy, bạn không nên giục con bằng những cụm từ như: “Chúng ta sẽ đến muộn mất!” hoặc “Nhanh lên nào!”.
9. “Con muốn rời khỏi đây ngay bây giờ hay trong 10 phút nữa?”
Trẻ thích được chịu trách nhiệm với lựa chọn của riêng mình, thể hiện sự chủ động và quyền lực. Vì vậy, thay vì ra lệnh: “Chúng ta cần đi ngay bây giờ!”, hãy cung cấp cho con phương án như: “Con muốn rời khỏi đây ngay bây giờ hay trong 10 phút nữa?" và trẻ sẽ phản ứng tích cực hơn khi bạn thông báo: “10 phút đã hết, đến lúc chúng ta phải đi rồi!”
10. “Dừng lại nào. Giờ con hãy nói cho mẹ biết con muốn gì nhé!”
Trẻ học hầu như mọi thứ từ chúng ta và điều đó khiến người lớn có trách nhiệm trở thành tấm gương mẫu mực cho chúng noi theo. Khi bạn nói với con điều gì, hãy chắc rằng bạn đang bình tĩnh, hít thở từ từ và trẻ cũng có thể làm điều tương tự. Do đó, thay vì: “Đừng lèo nhèo!” hay "Hãy dừng việc rên rỉ lại!", mẹ hãy nói: "Từ từ nào con. Giờ thì nói cho mẹ nghe có chuyện gì vậy?".
11. “Con phải tôn trọng bản thân và người khác”
Câu ra lệnh của bạn phải luôn cụ thể. Nói với con những gì bạn mong bé làm và nhắc lại rõ ràng bất cứ khi nào cần. Như vậy, những cụm từ như: “Con nhớ phải tôn trọng bản thân và các bạn khi ra ngoài sân chơi nhé!” thay vì “Hãy ngoan ngoãn!” hoặc “Đừng có hỗn láo!”.
12. “Mẹ cần con...”Thay vì “
Dừng làm…” hoặc “Sao con cứ làm như vậy nhỉ?”, hãy nói: “Mẹ cần con nhẹ nhàng với con cún này. Nó rất thích sự dịu dàng và sẽ ở bên con lâu hơn đấy”.
Trẻ thường lờ đi phần lớn những câu mệnh lệnh được nói với giọng điệu lên cao hoặc hét lên của mẹ. Không phải vì chúng không nghe thấy mà vì cách giao tiếp tiêu cực đó của bạn không có tác dụng với con. Trẻ sẽ tương tác lại tốt hơn khi bạn dùng ngữ điệu không mang tính ép buộc.
13. “Không sao đâu, con cứ khóc đi!”
Đừng bắt con phải giấu giếm cảm xúc mà hãy dạy bé vượt qua cảm xúc tiêu cực bằng cách tập trung vào nhiều hoạt động quan trọng hơn. Cách này giúp chúng thoát ra khỏi buồn chán và lấy lại sự tự tin.
Vì thế, mẹ có thể nói: "Con hãy khóc đi. Đừng lo lắng, mọi thứ sẽ ổn thôi. Mẹ ở đây với con rồi" thay vì “Đừng trẻ con thế!” hoặc “Sao con lại khóc?”.
14. “Mẹ yêu con, dù có chuyện gì xảy ra!”
Sẽ là sai lầm nếu phụ huynh nói những câu như: “Bố mẹ sẽ không yêu con nếu con không làm việc này” hay “Chẳng ai muốn yêu thương một đứa trẻ không vâng lời như con cả”.
Tình yêu vô điều kiện của bạn là nền tảng của việc dạy dỗ con cái tích cực. Điều đó có nghĩa, tình yêu của bạn dành cho con không phụ thuộc vào việc bé có nghe lời hay không. Điều này sẽ giúp con xây dựng sự tự tin và tự lập, quan trọng hơn là tình cảm giữa bạn và con.
Vì vậy, bố mẹ có thể sử dụng những mẫu câu như: "Mẹ yêu con hơn bất cứ điều gì nhưng mẹ muốn con hỏi mượn anh trai con về món đồ chơi này vào lần tới, thay vì tự ý lấy nó”.