Trẻ em sức đề kháng còn yếu nên rất hay bị ốm sốt, lúc này để giảm cơn sốt của con bố mẹ thường cho con uống hạ sốt nhưng liệu như thế đã đúng cách chưa?
- Sau khi tắm - Thời điểm không nên cho con bú vì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ
- Chuyên gia khuyên: Hãy để trẻ đi chân đất càng nhiều càng tốt bởi nó giúp trẻ thông minh hơn
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, sốt không phải bệnh mà chỉ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, phần lớn là do nhiễm trùng.
Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả đều là bệnh nặng gây nguy hiểm. Đôi khi, đó là một dấu hiệu tốt. Bởi về mặt y học, sốt giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần xác định rõ căn nguyên để chăm sóc trẻ đúng cách và hiệu quả.
Cách nhận biết trẻ đang bị sốt
- Bằng mắt thường, bố mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng, nách thấy nóng, môi và má ửng đỏ hơn bình thường. Tuy nhiên, nên đo thân nhiệt của trẻ để xác định tình trạng sốt nhẹ hay cao, từ đó có hướng xử trí thích hợp.
- Trẻ được xem là ốm khi nhiệt độ đo ở hậu môn hoặc miệng là trên 38,5 độ C, đo ở nách trên 37,5 độ C, nhiệt độ bằng hoặc trên 39 độ C được xem là sốt cao. Trên 41 độ C, trẻ có nguy cơ bị co giật và tổn thương não.
“Thông thường, việc xác định bệnh nặng hay nhẹ không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ khi sốt mà còn dựa vào hành vi của trẻ. Như mắt không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, cơ thể lạnh run, tăng tiết mồ hôi, cứng gáy, chóng mặt, khó thở, nổi hồng ban hoặc không chịu uống nước…”, bác sĩ Thanh cho biết.
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nào?
Trước khi cho bé uống thuốc hạ sốt thì mẹ cần đo thân nhiệt của bé để biết chính xác tình trạng bệnh. Sốt là khi nhiệt độ đo được ở miệng là từ 37,5 độ C trở lên, ở nách từ 37,2 độ C. Khi bé sốt từ 37,5 đến 38,5 độ C thì mẹ chưa cần cho uống thuốc hạ sốt mà chỉ cần cho bé uống nhiều nước và cởi bớt quần áo. Mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi bé sốt từ 38,5 độ C trở lên hoặc sốt khiến bé mệt mỏi, khó chịu, bỏ ăn.
Mẹ cần lưu ý, sốt có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, sốt xuất huyết vì vậy mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám bệnh, xác định đúng nguyên nhân gây sốt.
Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách
Để đảm bảo thuốc hạ sốt phát huy hết tác dụng thì mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Không sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Mẹ nên cho bé uống thuốc theo đúng liều lượng ghi trong hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Mẹ không tự ý cho bé uống nhiều hoặc ít hơn liều lượng quy định.
- Thời gian giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cũng cần được tuân thủ đúng theo hướng dẫn để đề phòng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc cập tính. Thông thường mẹ chỉ nên cho bé uống liều tiếp theo sau 4 giờ nếu bé còn sốt. Một ngày có thể cho bé uống từ 3 đến 4 lần và tổng liều lượng tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ.
- Thuốc hạ sốt cho trẻ phải đảm bảo chất lượng và còn hạn sử dụng.
- Không dùng thuốc hạ sốt cho bé bị các bệnh gan, tim, thận… mà không có hướng dẫn của bác sỹ.
- Tuyệt đối không cho bé uống các loại thuốc khác nhau nhưng có cùng hoạt chất vì có thể gây ngộ độc do quá liều.
- Để giúp bé hạ sốt nhanh, mẹ nên kết hợp uống thuốc với chườm ấm, cho bé uống nhiều nước hoặc uống them Oresol theo liều lượng quy định.
Cách trường hợp cần đưa bé đi bệnh viện
Mẹ nên cho bé đi bệnh viện nếu bé có một trong các triệu chứng sau:
- Bé sốt trên 40 độ C hoặc sốt liên tục không giảm nhiệt độ trong vòng 24 giờ.
- Bé bị co giật, ngủ li bì.
- Bé nôn, quấy khóc, bỏ ăn.
- Sốt kèm theo khó thở, tím tái.