Suốt nhiều năm liền, bé gái có biểu hiện khó chịu ở tai và thính lực kém nhưng người mẹ vẫn không để tâm nhiều dẫn đến kết quả như vậy...
- Bác sĩ Nhi chỉ ra dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách phòng tránh
- Bác sĩ Nhi hướng dẫn cha mẹ cách trị vết muỗi đốt đơn giản cho trẻ em
Các vấn đề về tai, mũi, họng rất hay xảy ra với trẻ nhỏ nhưng vì con trẻ chưa hiểu hết được cơ thể mình và không nhận biết được những dấu hiệu bất thường nên cha mẹ phải đặc biệt để ý và quan tâm đến những biểu hiện sức khỏe của con để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Như trường hợp của bé gái này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, có thể cô bé sẽ dần bị giảm thính lực, thậm chí là bị điếc.
Theo Daily mail, một bà mẹ (giấu tên) ở Brighton (Anh) đưa con gái 11 tuổi đến gặp bác sĩ và mô tả những triệu chứng khó chịu trong tai, sau khi thăm khám họ đã lấy ra được cục ráy tai với hình thù và màu sắc kỳ lạ. Nhớ lại thời gian khi con còn bé, bà mẹ mới tá hỏa nhận ra đó là sai lầm của mình.
Người mẹ kể lại rằng con gái cô đã có những biểu hiện khó chịu ở trong tai từ năm lên 2 tuổi. Vậy nhưng mỗi lần cô đưa con đến gặp bác sĩ, họ cũng đều kết luận rằng đó là biểu hiện rất bình thường của việc tích tụ ráy tai, hay còn gọi là chất cerumen giúp bảo vệ tai.
Suốt 9 năm, cô bé vẫn phải sống chung với cảm giác không thoải mái như có vật gì đó trong tai, thính lực cũng bị ảnh hưởng. Cho tới gần đây, khi cả gia đình có kỳ nghỉ ở Bali (Indonesia), thì cô bé có triệu chứng viêm amidan. Gia đình đành phải đưa bé đến một cơ sở y tế ở Indonesia khám và bác sĩ ở đó phát hiện có "vật thể lạ" trong tai bé gái.
Vậy là sau chuyến bay kéo dài 16 tiếng trở về Anh, cô bé được đưa đến bệnh viện Bệnh viện NHS Trust thuộc trường đại học Brighton & Sussex. Lúc này gia đình mới sững sờ khi bác sĩ lấy ra vật thể có kích thước khoảng 5mm từ tai của bé gái.
Lúc này người mẹ mới nhớ lại rằng khi con gái được 2 tuổi, cô đã trông thấy con đưa một hạt nhỏ xíu vào trong tai nhưng không bận tâm vì nghĩ đơn giản rằng nó sẽ tự trôi ra ngoài.
Không ngờ hạt nhỏ đó đã ở trong tai của con gái cô suốt 9 năm và gây khó chịu cho cô bé. Rất may, vì kích thước nhỏ nên hạt đó chưa gây tổn thương cho tai của cô bé. Nhưng câu chuyện đã được chia sẻ trên tạp chí y khoa nổi tiếng để cảnh báo các bậc phụ huynh về tất cả những đồ chơi, vật dụng mà con mình cầm trên tay.
Bác sĩ Thomas Geyton cho biết: "Rất may vật thể đó chưa gây hại cho tai của bé gái. Nhưng nếu nó là vật hữu cơ thì có thể gây viêm, nhiễm trùng, ảnh hưởng rất lớn đến thính lực.
Vụ việc xảy ra sau khi các chuyên gia y tế ở Anh khuyến cáo mọi người không nên dùng tăm bông để ngoáy tai. Theo Viện Sức khoẻ và Chăm sóc Quốc gia Anh, việc dùng tăm bông đưa vào tai có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong, gây viêm tai. Đối với cơ thể còn non nớt của trẻ, thì hành động đó lại càng không nên.