Thời tiết nắng mưa thất thường, độ ẩm cao, nhiệt độ giảm…là những tác nhân nguy hại tới sức khỏe trẻ nhỏ mẹ cần biết.
- Khi cho trẻ nằm phòng điều hòa, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ 5 nguyên tắc này
- Vệ sinh tai mũi họng đúng cách cho trẻ trong mùa đông
Thời tiết nắng mưa thất thường khiến trẻ ho
Mưa xen lẫn nắng nhẹ là dạng thời tiết phổ biến trên cả nước trong thời gian gần đây. Hình thái thời tiết này còn có thể kéo dài trong thời gian sắp tới. Với cơ thể trẻ, hệ miễn dịch còn non yếu nên khó khăn trong việc thích ứng với thời tiết thay đổi liên tục dẫn tới dễ bị nhiễm các chứng bệnh thời tiết, trong đó viêm đường hô hấp trên.
Theo các chuyên gia y tế, trẻ nhỏ ở thời điểm này rất dễ gặp là bệnh đường hô hấp trên, bệnh đường hô hấp dưới gây khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe với các triệu chứng ho, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi…, dễ trở thành mãn tính.
Nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ biến chứng thành viêm phế quản với triệu chứng khó thở, ho nhiều, ho có đờm. Biến chứng nặng nhất là viêm phổi, có biểu hiện ho có đờm, khó thở, tím tái, thở rít...
Thêm vào đó, tình trạng mưa nắng thất thường còn khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh thời tiết cảm cúm, đau đầu, chóng mặt, chán ăn… với triệu chứng là chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì liên tục, đau đầu chóng mặt…
Độ ẩm cao cũng có thể khiến trẻ ho
Độ ẩm cao, thậm chí lên tới 100%, hơi nước nhiều tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, ổ dịch cũng phát triển mạnh hơn, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (bệnh viêm mũi họng cấp tính, viêm phế quản cấp, viêm phổi).
Độ ẩm cao, thậm chí lên tới 100%, hơi nước nhiều tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở
Lúc này, độ ẩm kích thích trực tiếp vào niêm mạc đường thở dẫn đến viêm, tăng tiết và co thắt phế quản dẫn đến có các triệu chứng ho, hắt hơi, khó thở… Thời tiết nồm làm kích thích xuất hiện các đợt bùng phát và làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản.
Để hạn chế ảnh hưởng xấu của độ ẩm cao, cần có những biện pháp sau để giảm độ ẩm trong không khí. Tốt nhất trong phòng có dụng cụ đo độ ẩm, duy trì độ ẩm không khí trong phòng ở mức 40 - 60% bằng các biện pháp như đóng cửa kính phòng kết hợp với dùng máy hút ẩm, dùng điều hòa 2 chiều chế độ khô, tăng nhiệt độ trong phòng và thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, cửa kính bằng khăn khô.
Nhiệt độ xuống thấp đột ngột dễ khiến trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các triệu chứng ho, sổ mũi
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây cảm lạnh ở trẻ nhỏ với các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi… Theo các chuyên gia hô hấp, khi hít thở, không khí được sưởi ấm và lọc sạch một phần bởi niêm mạc đường hô hấp trên như: niêm mạc mũi-họng, trước khi đi vào đường hô hấp dưới (khí, phế quản, phế nang).
Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bộ phận hô hấp đầu tiên bị ảnh hưởng là đường hô hấp trên gây nên viêm mũi, họng, xoang... từ đó, nhiễm trùng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm khí, phế quản và phổi rất nguy hiểm.
Nếu bị nhiễm lạnh, 2 loại kháng thể IgA và IgG giảm và mất hiệu lực, lúc này các loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn từ đường hô hấp trên tràn xuống và gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới, phát sinh các bệnh viêm thanh quản, viêm khí phế quản và viêm phổi.
Để tránh bị nhiễm lạnh, cha mẹ cần cho trẻ mặc ấm khi ra ngoài, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm khi đi ra đường. Khi không có việc thật cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc đêm khuya vì lúc đó trời lạnh hơn. Khi đi xe đạp và nhất là đi xe máy nên đội mũ bảo hiểm loại che kín được cả đầu lẫn mặt, cằm để tránh lạnh gây nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi, họng. Trong nhà cần đóng kín các cửa, các khe, lỗ hở tránh gió lùa.
Cần làm gì khi trẻ ho do thay đổi thời tiết?
Khi trẻ có các triệu chứng ho, sốt, nôn trớ…không nên chủ quan mà nên phải tới các cơ sở y tế, thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định.
Khi trẻ đã bị ho do ảnh hưởng xấu từ thời tiết, các chuyên gia khuyến cáo:
- Khi trẻ có các triệu chứng ho, sốt, nôn trớ…không nên chủ quan mà nên phải tới các cơ sở y tế, thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định.
- Đa số trường hợp, với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, thông thường, bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách, mà không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh.
- Cho trẻ uống nhiều nước, bổ xung thêm các loại trái cây theo nhu cầu, cho trẻ ăn đầy đủ bốn nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Đối với trẻ nhỏ, tiếp tục cho trẻ bú: khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.