Tránh cận thị cho trẻ ngay từ thực đơn ăn uống, chế độ ngủ nghỉ

Chăm sóc con 19/12/2019 13:00

Tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng, điều này gây rất nhiều khó khăn và bất tiện cho các em trong quá trình sinh hoạt và học tập.

Cận thị ở trẻ em cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh về mắt như bong võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp ở tuổi trưởng thành. Để phòng ngừa bệnh cận thị ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể chú ý một số điều sau đây.

Tránh cận thị cho trẻ ngay từ thực đơn ăn uống, chế độ ngủ nghỉ - Ảnh 1

Cận thị gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ (Ảnh minh họa)

Cận thị là gì?

Cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì ngay võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.

Nguyên nhân trẻ bị cận thị

- Do di truyền từ bố mẹ: Mức độ di truyền này liên quan mật thiết đến mức độ cận thị của bố mẹ, thông thường nếu bố mẹ bị cần dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất ít, nhưng nếu bố mẹ bị cận trên 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%

- Trẻ xem tivi và tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều: Nếu ngày nào trẻ cũng xem tivi, điện thoại nhiều hơn 2 tiếng và khoảng cách từ mắt đến các thiết bị điện tử quá gần sẽ làm suy giảm thị lực và rất dễ bị cận thị.

- Trẻ ít ngủ hoặc thiếu ngủ: Đặc biết đối với trẻ trong độ tuổi từ 7-9 và 12-14 tuổi rất dễ bị cận thị nếu như trẻ ít ngủ hoặc thiếu ngủ thường xuyên.

- Trọng lượng khi sinh ra của trẻ quá nhẹ: những trẻ khi sinh ra có trọng lượng cơ thể nhẹ hơn 2.5kg thường rất dễ bị cận thị khi đến tuổi thiếu niên.

Biện pháp ngăn ngừa cận thị ở trẻ em

Tăng thời gian hoạt động ngoài trời

Tránh cận thị cho trẻ ngay từ thực đơn ăn uống, chế độ ngủ nghỉ - Ảnh 2

Các hoạt động vui chơi ngoài trời giúp mắt bé sáng khỏe hơn (Ảnh minh họa)

Bố mẹ nên cho con trẻ hoạt động ngoài trời khoảng 2 giờ mỗi ngày và ít nhất 10 giờ mỗi tuần sẽ có thể giảm được bệnh cận thị khoảng 10%. Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng ngoài trời là việc làm cần thiết để giảm nguy cơ cận thị không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn ở cả người lớn.

Thường xuyên kiểm tra thị lực cho trẻ

Để ngăn ngừa bệnh cận thị cho trẻ, bố mẹ nên cho trẻ đến các phòng khám chuyên khoa mắt để được kiểm tra kĩ càng. Nếu được phát hiện sớm thì bệnh cận thị có thể khắc phục bằng chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp. Trong trường hợp cần thì có thể cắt kính cho trẻ đeo để tránh trẻ bị cận nặng hơn.

Tránh cận thị cho trẻ ngay từ thực đơn ăn uống, chế độ ngủ nghỉ - Ảnh 3

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác (Ảnh minh họa)

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Bố mẹ không nên cho trẻ xem ipad, smartphone, tivi,… quá nhiều mỗi ngày vì các tia sáng xanh từ các thiết bị này sẽ làm suy giảm thị lự của trẻ. Bạn chỉ nên cho bé dùng các thiết bị điện tử 30-60 phút/ ngày và cũng cần chú ý đến khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính, điện thoại khi trẻ sử dụng.

Tăng cường độ sáng trong phòng

Phòng của trẻ bị thiếu ánh sáng cũng là nguyên nhân gây cận thị ở trẻ. Vì thế, phụ huynh cần chú ý quan sát và tăng độ sáng cho đèn học, đèn trần, đèn nền cũng như nên có cửa sổ thông thoáng ra bên ngoài.

Chú ý tư thế ngồi học của trẻ

Để bảo đảm cho đôi mắt của trẻ luôn khỏe mạnh, khoảng cách giữa mắt trẻ đến mặt bàn phải cách từ 30 - 50cm. Ngoài ra, khi ngồi học trẻ cần luôn giữ thẳng lưng, nhìn thẳng xuống sách vở, tránh nghiêng đầu một bên. Đồng thời phải chú ý đến cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa. Nếu độ cao này không thích hợp, phải điều chỉnh.

Cân bằng dinh dưỡng

Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể thao thể dục, đồng thời cho trẻ ngủ sớm và dậy sớm để cơ thể phát triển lành mạnh và tạo nền tảng để mắt luôn sáng đẹp.

Bị cận nhưng không đeo kính, cậu bé 15 tuổi cận 2400 độ và sự thật phía sau

Đưa con trai 15 tuổi đi khám nhã khoa, bố mẹ "ngã ngửa" khi nghe bác sĩ tuyên bố con cận đến 2400 độ. Lý do sau đó mới càng khiến bố mẹ choáng váng hơn nữa.

TIN MỚI NHẤT