Thấy con sau khi tan học về nhà thì trở nên thụ động và thu mình, người mẹ đã theo dõi camera ở trường và phát hiện ra nguyên nhân do chính mình gây nên.
- 3 điểm yếu con cần biết cách chấp nhận để thành công
- Bị tẩy chay cô lập, cô bé lớp phó học tập 13 tuổi uống thuốc trừ sâu tự tử: Câu chuyện đau xé lòng từ người thân và lời cảnh tỉnh dành cho bố mẹ
Cậu bé Manman, 3 tuổi (ở Trung Quốc) đã đến tuổi học mẫu giáo, bố mẹ đã cho cậu đến trường để giúp Manman học hỏi thêm nhiều điều mới và họ cũng có thời gian làm các công việc khác.
Tuy nhiên, khi đứa trẻ đi học khoảng 1 tuần, biểu hiện của con hoàn toàn khác với những gì mẹ đã tưởng tượng. Hầu hết những trẻ em khác khi đến trường sẽ được dạy múa hát, được chơi đùa cùng bạn bè thì phải hoạt bát và tinh nghịch hơn, nhưng Manman lại khác. Cậu bé sau khi tan học về liền thu mình, trốn vào một góc, thậm chí không nói một lời khi trở về.
Có những hôm chị đến đón con, cô giáo liền cất tiếng gọi: “Bạn Maman đâu rồi nhỉ?”, lúc đó đứa trẻ đang ngồi yên bỗng òa khóc và lao ra cửa ôm mẹ khóc nức nở. Sợ con bị bắt nạt, bạo hành học đường, người mẹ đã gạn hỏi nhưng Manman không nói.
Lo lắng cậu bé bị ức hiếp tại lớp, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển, người mẹ đã nhờ cô giáo cho xem camera gắn tại lớp học của Manman nhưng vẫn không phát hiện gì. Cậu bé không bị ai ức hiếp hay bị cô giáo bạo lực. Nhưng khi chú ý hơn, người mẹ nhận ra cậu bé chỉ trốn trong góc một mình, không chơi đùa cùng bạn bè, kể cả khi cô giáo đưa tới cho chơi chung với các bạn thì những đứa trẻ xung quanh cũng tránh xa Manman.
Nhận thấy tình hình bất ổn, mẹ Manman đã trao đổi với cô giáo và phát hiện ra đứa bé trở nên cô lập là do cách giáo dục của mình suốt 3 năm qua. Những năm tháng chưa đến trường, Manman là đước trẻ được cưng chiều, cậu bé đòi đồ chơi, quà bánh gì cũng đều được bố mẹ mua cho. Quen với thói "ông hoàng" đó, những ngày đầu đi học Manman ra sức giành giật đồ chơi và bắt nạt các bạn cùng lớp, khiến bọn trẻ sợ hãi và ngày càng tránh xa cậu.
Trên thực tế, đây là một kiểu bạo lực mới, giống như thời "chiến tranh lạnh", khiến trẻ em bị chấn thương tâm lý. Sau khi xem camera, người mẹ hối hận vô cùng, cho rằng mình đã có lỗi trong việc giáo dục con, để con phải chịu đựng quá nhiều trong im lặng.
Những bậc phụ huynh nên chuẩn bị hành trang gì cho con trước khi đến trường
Dạy con biết quan tâm chia sẻ: Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao nhiêu yêu thương và kỳ vọng của bố mẹ. Nhưng chính vì được nhận những yêu thương chăm sóc vô điều kiện ấy nên đôi khi có nhiều trẻ coi đó là đương nhiên. Khi đến trường học, nơi không có bố mẹ chiều chuộng, bênh vực, đứa trẻ sẽ lập tức cảm thấy hụt hẫng và bị cô lập như cậu bé Manman trong câu chuyện trên.
Dạy con biết tự hành động, không phụ thuộc vào người khác: Hãy hướng dẫn cho con cách tự dùng muỗng, nĩa, tự biết lau mặt thay quần áo trước khi bắt đầu đến trường, để tránh trường hợp trẻ ỷ lại và khóc lóc đòi người khác làm cho mọi việc.
Dạy con làm theo hướng dẫn và chấp nhận quy tắc: Dạy con một số nguyên tắc khi đến lớp và hướng dẫn con biết cách lắng nghe giáo viên. Điều này giúp trẻ ngoan ngoãn hơn và dễ dàng tiếp thu những gì giáo viên nói, thay vì hét toáng lên để thể hiện cảm xúc.
Chọn trường học cho con cũng là nghệ thuật
Bên cạnh gia đình thì trường học là ngôi nhà thứ 2 mang tới cho các con nền tảng giáo dục đầu đời. Đó là lý do việc chọn trường cho con luôn là quyết định vô cùng quan trọng và cũng đầy khó khăn đối với các bậc cha mẹ.
Vị trí: Trường gần nhà là lựa chọn ưu tiên số 1. Cho dù là trường mầm non có chất lượng tốt nhưng ở cách xa nhà thì cũng không nên chọn, vì thời gian đưa đón, sự di chuyển đi lại giữa nhà và trường sẽ có những bất tiện đối với cả cha mẹ và trẻ nhỏ.
Trình độ của giáo viên: Cha mẹ nên quan tâm đến trình độ của giáo viên (đại học, cao đẳng, trung cấp), thâm niên làm việc mà các giáo viên gắn bó với trường. Nếu các thầy cô giáo công tác ở trường lâu năm đồng nghĩa với việc đây là trường ổn định.
Cơ sở vật chất: Cha mẹ nên tham quan trường trước khi quyết định cho trẻ theo học. Hãy nhìn vào các lớp học để kiểm tra sự sạch sẽ, kiểm tra các đồ dùng của trẻ, kiểm tra khu vui chơi của trẻ: đồ chơi, sách. Một số trường mầm non có sân chơi ngoài trời, cha mẹ cũng kiểm tra xem liệu nó có an toàn đối với con của mình hay không. Đặc biệt, bố mẹ cần quan tâm vấn đề lớp học có được lắp camera hay không để tiện cho việc quan sát con từ xa.
Từ câu chuyện trên, hy vọng các bậc phụ huynh tìm ra được cách dạy dỗ trẻ phù hợp hơn, tránh chiều chuộng con vì điều này sẽ khiến trẻ khó hòa nhập được trong một môi trường mới như lớp học.