Khi chúng ta có thể trung thực với nỗi sợ hãi của mình, chúng ta sẽ có khả năng đối mặt và vượt qua nó. Dưới đây là 3 điểm yếu con bạn cần học cách chấp nhận.
- Con trai 3 tuổi vẫn phải đóng bỉm tã, Thúy Diễm 'cầu cứu' cộng đồng mẹ bỉm sữa
- 'Ăn dặm không phải là cuộc chiến', mẹ trẻ chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé khiến hội chăm con 'mê mẩn'
1. Thất bại
Tất cả chúng ta đều ghét thất bại. Chúng ta ghét nó vì chúng ta nghĩ thất bại nói lên việc chúng ta yếu đuối, không có năng lực, không đủ tốt.
Tuy nhiên đây là một thái độ bi quan vì có những bài học cuộc sống quan trọng nhất được rút ra từ thất bại.
Chuyên gia lãnh đạo John Maxwell từng nói: "Hãy thất bại sớm, thất bại thường xuyên, nhưng luôn luôn thất bại về phía trước."
Thất bại là bàn đạp tuyệt vời để học hỏi và trưởng thành nếu chúng ta không cho phép nó định nghĩa chính mình.
Chúng ta cần khuyến khích con cái chấp nhận rủi ro và thất bại.
Có thể là thử xin vào đội bóng rổ và bị loại, hay đạt điểm kém ở lớp, mỗi lần thất bại đều là cơ hội để con học hỏi điều gì đó về bản thân và thế giới xung quanh.
Nếu chúng ta có thể giúp con cái đón nhận thất bại, chúng ta có thể giúp con phát triển thái độ học, học nữa, học mãi.
2. Đau buồn
Chúng ta thường giấu đi nước mắt, hắng giọng để che giấu cảm xúc, nhìn đi chỗ khác để không ai thấy đôi mắt đỏ hoe của mình.
Chúng ta cảm thấy khó chịu khi bị người khác thấy vẻ đau buồn. Đau buồn có vẻ là điểm yếu, là thừa nhận mất mát, là phải thừa nhận rằng chúng ta không đủ sức nắm giữ việc gì.
Tuy nhiên, đau buồn cũng là một công cụ mạnh mẽ để chữa lành.
Nếu con bạn không được phép đau buồn, bày tỏ nỗi buồn và sự mất mát vì điều đó có vẻ quá "yếu đuối", thì con sẽ chọn "sức mạnh" thể hiện bằng sự tức giận, cay nghiệt, phẫn uất.
Khuyến khích con chấp nhận nỗi buồn và bày tỏ cảm xúc đau buồn là cách giúp con có tinh thần lành mạnh.
3. Không chắc chắn
“Tri thức là sức mạnh” là câu nói của Sir Francis Bacon.
Đó là một phần của chiến dịch quảng cáo khuyến khích trẻ em ở lại trường học.
Và giáo dục chắc chắn rất quan trọng.
Nhưng đánh đồng việc tiếp thu kiến thức với giáo dục là thiển cận.
Mặc dù sự thiếu hiểu biết có vẻ là điểm yếu, nhưng quan trọng là bạn phải biết thừa nhận những gì mình không biết và sẵn sàng đặt câu hỏi để có cuộc sống ý nghĩa.
Cha mẹ cần làm gương cho con về tính tò mò, khen ngợi khi con đặt câu hỏi và khuyến khích con luôn khiêm tốn.
Bạn có nhận thấy rằng những người khôn ngoan nhất thường hay đặt những câu hỏi hay nhất không?
Lý do là thừa nhận sự thiếu hiểu biết của mình là bước đầu tiên để trở nên khôn ngoan.
(Theo APD)