Tuổi dậy thì có thể khiến các bạn thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự hiểu con ở giai đoạn này.
- Cách ứng xử khéo léo của cha mẹ khi con cái nói dối
- 5 sai lầm phổ biến của các cha mẹ khi chăm sóc trẻ
Sau đây là 6 nỗi niềm khó nói của các bạn tuổi teen cha mẹ nên tìm hiểu và thông cảm với những thay đổi của con, làm bạn với con trong giai đoạn này.
Tuổi teen kỳ vọng lớn
Các bạn tuổi teen rất kỳ vọng ở chính mình. Họ rất sợ thất bại và khiến cha mẹ phải buồn, khiến thầy cô phiền lòng. Họ sợ không đỗ đạt, không làm bố mẹ tự hào trong tương lai.
Đôi khi, các bạn cũng có những suy nghĩ rất "người lớn" nhưng cha mẹ không hiểu. Các bạn cũng sẽ cảm thấy thế giới dường như sụp đổ khi họ không thể đạt được thành tích trong học tập của mình.
Thay đổi hormone tuổi dậy thì
Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng thay đổi tâm trạng là một phần của sinh học trong quá trình lớn lên. Nó có thể thay đổi về cơ thể như mọc râu, mọc mụn hay thay đổi giọng nói và phần lớn cảm thấy khó khăn để nói ra với ai đó.
Việc thay đổi hormone ở tuổi dậy thì khiến các bạn thay đổi tính tình. Đôi khi các bạn cảm thấy tức giận và khóc lóc nhưng không biết nguyên nhân là gì.
Ví dụ như các bạn gái không thấy thoải mái khi nói với mẹ về kỳ kinh đầu tiên của mình. Còn các bạn trai cũng gặp những khó khăn trong vấn đề tâm sinh lý nhưng các bạn ngại chia sẻ với bố mẹ hay một ai đó.
Bị bắt nạt
Các bạn tuổi teen có thể rất bạo lực và việc bắt nạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở mọi nơi. Nhưng rất nhiều bạn bị bắt nạt ở trường và đó là áp lực khiến các bạn thấy căng thẳng.
Không chỉ bị bắt nạt ở trường mà các bạn có thể bị bắt nạt ở trên mạng. Cha mẹ nên hiểu rằng các con sẽ rất khó khăn để trải qua giai đoạn này, nhất là khi mình bị yếu thế ở trường hay thậm chí có nhiều bạo lực trên mạng xã hội khiến các bạn lo sợ.
Suy nghĩ khác với cha mẹ
Các bạn tuổi mới lớn đang thay đổi về tâm tính. Cha mẹ có thể không thông cảm với điều đó và gây ra những tranh luận không đáng có. Suy nghĩ khác nhau giữa hai thế hệ khiến cha mẹ và con cái có khoảng cách nhiều hơn.
Ví như trong chuyện chọn trường của con, cha mẹ có thể sẽ có những suy nghĩ khác với con và muốn con làm theo ý mình nhưng không chịu lắng nghe nguyện vọng, sở thích của con là gì. Hay như việc ăn mặc của con, miễn là không phản cảm thì cha mẹ có thể để cho con chọn đồ.
Tình yêu tuổi học trò
Các bạn tuổi teen đôi khi gặp khó khăn, thay đổi tính tình vì tình yêu tuổi mới lớn. Con có thể đang gặp khó khăn về chuyện tình cảm, thậm chí, các con "thất tình" ở tuổi này và trở nên vô vọng, chán nản.
Vì thế, cha mẹ nên để ý đến những thay đổi và chia sẻ với con những khó khăn ở tuổi dậy thì. Nếu có thể, cha mẹ sẽ là những "chuyên gia" tâm lý cho con vì ngày xưa cha mẹ cũng có những trải nghiệm đó.
Tự do, quyền riêng tư
Cha mẹ thường nghĩ con cái mãi mãi là một đứa trẻ và có thể có quyền kiểm soát con, theo dõi con suốt đời. Tuy nhiên, ở tuổi mới lớn, con có quyền tự do và riêng tư của mình.
Cha mẹ có thể theo sát con nhưng hãy để con có quyền tự do và riêng tư của mình như việc ăn gì, mặc gì và có thể cho con tham gia các hoạt động ở trường lớp thay vì bắt con suốt ngày học bài để đỗ đạt. Con cũng có thể chọn ngành học ưa thích của mình chứ không nghe theo sự ép buộc của cha mẹ.