Việc quát mắng con cái có thể gây ra những hậu quả tiêu cực. Dưới đây là 2 hậu quả nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi trưởng thành.
1. Quát mắng con cái có thể ảnh hưởng lòng tự trọng của con
Quát mắng thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, thiếu khoan dung. Khi chúng ta tuyệt vọng với điều gì đó, chúng ta có xu hướng hét lớn tiếng.
Tuy nhiên việc la mắng con cái có thể truyền thông điệp sai lệch rằng con đang làm điều sai trái.
Ngay cả khi chúng ta chỉ quát to để con nghe lời thì con có thể cảm thấy bản thân không đáp ứng được kỳ vọng của bạn.
Khi điều này xảy ra liên tục, cha mẹ đang truyền đạt ý nghĩ sai lầm cho con, khiến con tin rằng bất cứ việc gì mình làm cũng là không đúng.
Con cũng có thể cảm thấy cha mẹ không bao giờ hài lòng và con làm gì cũng không khiến cha mẹ vui vẻ.
Cảm giác không làm điều gì đúng và phải chịu tất cả những lời la mắng rất có thể sẽ đi theo con suốt cuộc đời.
Nền tảng của lòng tự trọng của con cái đến từ bên ngoài.
Cha mẹ phải cho con cảm nhận được yêu thương và chấp nhận để khiến con cảm thấy mình có thể làm bất cứ việc gì.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là lấp đầy con bằng niềm tin tưởng giả tạo.
Đôi khi con cũng cần phải trải qua sự thất bại. Tuy nhiên điều quan trọng là cha mẹ cần điều chỉnh kỳ vọng phù hợp với tuổi tác và kiến thức của con.
Trên hết, cha mẹ cần nhận ra rằng con mình không hoàn hảo.
(Ảnh minh họa: wikiHow)
Hãy thấu hiểu con
Ví dụ, nhiều người hay quát to với con vào buổi sáng khi đang vội vàng chuẩn bị đưa con đến trường vì con chậm chạp.
Tuy nhiên, bạn không thể kỳ vọng con nhanh nhẹn như bạn. Tốc độ của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ tự chủ. Con có thể cần bạn giúp đỡ để chuẩn bị kịp giờ.
Nếu cha mẹ không cho con đủ thời gian hoặc kỳ vọng vượt quá khả năng của con, con sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Sau đó, chúng ta lại quát mắng con và khiến con cảm thấy mình không thể làm được.
Thông điệp mà con nhận được trong những tình huống này là cha mẹ không yêu con vì cho rằng con kém cỏi.
Cha mẹ cần nhớ nhiệm vụ của mình là giúp đỡ con cho đến khi con trở nên độc lập hơn.
Như vậy cha mẹ sẽ khuyến khích con thực sự tin tưởng vào bản thân.
Theo thời gian, con sẽ dần hành động đúng đắn và thích hợp hơn.
Con sẽ tôn trọng cha mẹ, giúp đỡ việc nhà, dọn phòng.
Tuy nhiên con không làm điều đó vì sợ hãi. Hành động của con đến từ sự nhận thức về vai trò của mình và niềm tin rằng con có thể tự làm mọi việc.
2. Quát mắng con cái dạy con cách xử lý cảm xúc sai lầm
Cha mẹ phải là tấm gương cho con. Khi cha mẹ thường xuyên la hét và nóng nảy, điều đó có nghĩa là các tình huống này khiến bạn mất kiểm soát.
Thông điệp bạn truyền tải cho con là bạn không thể kiểm soát bản thân.
Con sẽ học theo bạn rằng la hét là cách phản ứng với căng thẳng.
Con tiếp nhận cách hành xử này và rất có khả năng sẽ làm theo trong tương lai.
Do đó, cha mẹ có trách nhiệm học cách đối phó với cảm xúc của mình.
Cho dù bạn cảm thấy sợ hãi, mệt mỏi hoặc tức giận, bạn phải kiểm soát bản thân trước mặt con.
Việc quát mắng con cái do căng thẳng sẽ khiến con nghĩ rằng tức giận là lý do chính đáng để ngược đãi người khác.
Bạn cảm thấy buồn hay lo lắng mỗi khi con làm việc gì không phải là lỗi của con.
Bạn cần phải khuyến khích cho khám phá, phát hiện con người thật của mình.
Vai trò của cha mẹ là đồng hành cùng con trong cuộc phiêu lưu của con.
Bạn cũng phải xác định xem cảm xúc tiêu cực của mình đến từ đâu.
Có thể là do bạn đang đòi hỏi con cư xử theo cách bạn muốn chứ không phải theo con người thật của con.
Có thể là do bạn sợ con tự làm mình bị thương tổn.
Tuy nhiên, quát mắng để bảo vệ con hoặc điều khiển hành vi của con không phải là cách hay.
Bạn nên tin tưởng mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ với con, với điều kiện là con có khả năng tự chăm sóc bản thân.
Kết luận
Với những tác hại của việc quát mắng con, cha mẹ nên học cách kiểm soát cảm xúc của mình.
Tuy nhiên nếu bạn từng quát mắng con, bạn cũng không nên trừng phạt chính mình vì điều đó.
Không ai là hoàn hảo cả. Điều quan trọng là bạn thay đổi hành vi ngay bây giờ sau khi đã biết những hậu quả nghiêm trọng của nó.