Gây tranh cãi vì đã gửi nhiều hồ sơ cùng những buổi hẹn phỏng vấn, cô gái trẻ vẫn không xin được việc như ý. Mới đây, một số doanh nghiệp đã lên tiếng về điều này.
Thao Thanh Niên, một số doanh nghiệp đã chia sẻ những câu chuyện thiết thực cũng như tình hình thực tế cho việc vì sao nhiều bạn trẻ ra trường nhưng không xin được việc làm.
Học đại học không chỉ cho người học kiến thức nền tảng mà còn có một số lợi ích khác. Môi trường học không chỉ giúp cho sinh viên phát triển tư duy thông qua việc được tiếp cận tư duy trong các môn học mà còn giúp các bạn trẻ có thêm trải nghiệm mới từ việc tiếp xúc với kiến thức mới, bạn bè mới và các thầy cô cũng một trong những hình mẫu thực tế.
Từ đó, các bạn sẽ gặt hái được các kiến thức thực nghiệm của trường đời sau khi ra trường. Bằng đại học sẽ là tấm giấy thông hành để các bạn trẻ có nhiều cơ hội thể hiện năng lực bản thân vào các vị trí khác nhau ở ngoài môi trường xã hội.
Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng lại nêu nhiều vấn đề sau tấm bằng đại học của nhiều sinh viên hiện nay sau khi ra trường tìm việc. "Dù có bằng đại học nhưng nếu bị nhiều công ty từ chối tuyển dụng thì lỗi đó hầu hết đến từ sự thiếu sót kỹ năng mềm, cách thể hiện bản thân của ứng viên với người tuyển dụng để thuyết phục họ có thể cho mình cơ hội được thử sức hay không", ông Phạm Ngọc Thắng - Phó Tổng giám đốc - Công ty TNHH xây dựng quảng cáo Kim Ngân (Kim Ngân Group) nói.
Theo ông Hoàng Thịnh - Giám đốc Công ty cổ phần giáo dục STEMax cho hay, tùy theo con đường và công việc mà người lao động muốn theo đuổi. Có những ngành nghề, công việc không cần bằng đại học mà người học có thể làm tốt dựa trên kinh nghiệm trước đó hoặc đã kinh qua các lớp học về kiến thức, kỹ năng liên quan.
"Việc tuyển chọn nhân sự của chúng tôi sẽ tùy vào vị trí mà bạn ứng tuyển. Đối với các công việc giảng dạy, bắt buộc bạn có bằng đại học trở lên, thậm chí ở một số vị trí, bạn phải có bằng thạc sĩ trở lên. Đối với một số công việc văn phòng, marketing hoặc truyền thông, STEMax sẽ ưu tiên những người lao động có kinh nghiệm thực chiến và tư duy tốt".
Bà Lê Thị An Thu nhìn nhận trường hợp có bằng đại học nhưng nhiều công ty từ chối tuyển dụng có nhiều lý do khác nhau. Có thể vì lý do chuyên ngành của ứng viên không phù hợp với vị trí công ty cần tuyển dụng, có thể vì lí do năng lực của bạn ứng viên chưa phù hợp với vị trí công ty cần tuyển dụng ví dụ như do chưa có kinh nghiệm, hoặc cũng có thể do điều kiện lương bổng của công ty đưa ra và mức mong muốn của ứng viên chưa phù hợp với nhau.
"Các bạn gen Z có thể rất giỏi về chuyên môn và có nhiều kỹ năng hơn các thế hệ trước nhưng cũng cần bình tĩnh quan sát và học hỏi ở các thế hệ trước các kinh nghiệm ứng xử, giải quyết tình huống” - ông Thịnh chia sẻ.
Do việc sống và lớn lên trong môi trường công nghệ phát triển quá nhanh cũng khiến cho các bạn bị lệ thuộc nhiều vào công nghệ, mà thiếu đi các kỹ năng mềm dù đã có trong tay tấm bằng đại học.
Theo Tuổi Trẻ thông tin trước đó, một cô gái òa khóc nức nở khi đã gửi 825 bộ hồ sơ xin việc, phỏng vấn hơn 30 công ty nhưng cuối cùng đã thành công cốc khiến mạng xã hội xôn xao. Càng đau lòng hơn khi một vài công ty gửi lời mời cô vào vị trí... thực tập không lương, nhưng chẳng kèm cam kết nhận vào làm chính thức sau khi hết thời gian thử việc.
Điều này khiến nữ cử nhân chuyên ngành viết quảng cáo và lập kế hoạch càng thêm bức xúc, khó hiểu. Thậm chí, cô uất ức rằng: "Học đại học còn nghĩa lý gì nữa chứ?!".
Theo tiết lộ của cô gái, không chỉ riêng cô mà bạn bè đồng trang lứa của mình cũng đang chật vật sau khi ra trường. Một người bạn thân của cô vừa tốt nghiệp xong, đã tìm được công việc ở Bắc Kinh với lương tháng 7.500 tệ (hơn 25 triệu đồng). Tưởng chừng thu nhập cao song chi phí sống đắt đỏ, lại phải làm thêm giờ thường xuyên, khiến người bạn có lúc muốn... xỉu?!
Câu chuyện của cô gái Trung Quốc trở thành chủ đề bàn tán rôm rả, bởi đây không phải trường hợp hy hữu trong thị trường lao động ở đất nước tỉ dân này, mà còn là "vấn đề chung" tại nhiều quốc gia khác. Dù vậy, nhiều người cũng gửi lời khen tặng đến sự kiên trì mà cô có được khi liên tục tìm kiếm cơ hội ở hàng loạt công ty, doanh nghiệp khác nhau.
Số khác đưa ra lời khuyên cô gái nên xem lại hồ sơ xin việc của mình hoặc bổ sung những kỹ năng còn thiếu sót.