Vết thương của nam sinh Nguyễn Huy Thắng nguy hiểm, lại trong bối cảnh ngâm chân dưới nước lũ nhiều bùn, rác. Sau 4 ngày mổ, hiện Thắng vẫn được theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Em nằm một chỗ, chưa được đi lại.
Theo thông tin từ Dân Trí, Nguyễn Huy Thắng - học sinh lớp 10 Trường THPT Hoàng Quốc Việt, Yên Bái - vừa trải qua ca mổ nối gân chân. Em bị tai nạn khi đi giúp người dân dọn bùn sau lũ.
Gia đình em Nguyễn Huy Thắng sống tại thôn Văn Liên, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, một trong những địa bàn bị ngập nặng trong đợt bão lũ vừa qua.
Nhà Thắng ở khu vực cao nên nước chỉ mấp mé cửa nhà, ngập vườn và chuồng gia súc, nhưng hàng xóm của em thì ngập hết.
Ngày 12/9, khi nước lũ bắt đầu rút, Thắng cùng mẹ đi hỗ trợ mọi người xung quanh thôn dọn bùn đất. Trong lúc đang cùng cô bác hàng xóm lội nước đẩy bùn, Thắng va phải một mảnh kính vỡ. Kính cứa đứt gân chân của em, vị trí gân gót chân Achilles.
Vết thương của Thắng nguy hiểm, lại trong bối cảnh ngâm chân dưới nước lũ nhiều bùn, rác. Sau 4 ngày mổ, hiện Thắng vẫn được theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Em nằm một chỗ, chưa được đi lại.
Nam sinh 16 tuổi liên tục kêu chán, bồn chồn lo lắng vì bỏ lỡ nhiều ngày học, không biết sẽ phải nằm viện bao lâu.
Hôm nay, Trường THPT Hoàng Quốc Việt đã mở cửa trở lại, các bạn của Thắng đều đã đi học.
Chị Bình, mẹ của em Nguyễn Huy Thắng, cho biết ít nhất 3 ngày nữa Thắng mới có thể xuất viện theo lời bác sĩ. Việc đi lại bình thường sẽ lâu hơn, có thể cần đến 2-3 tháng.
Nói về tai nạn của con, chị Bình chia sẻ: "Thấy mọi người cần hỗ trợ thì tôi đi thôi. Thắng cũng xung phong đi cùng mẹ. Hai mẹ con mỗi người đi dọn một nhà khác nhau, không nghĩ> mưa lũ rút rồi mà vẫn còn gặp nạn", chị Bình nói.
Theo thông tin trên VOH, nhiều phương pháp dọn nhà cho người dân miền Bắc tham khảo cũng được chia sẻ rầm rộ trên MXH.
Trong đó một cách được lan truyền rộng rãi là phải bắt tay vào dọn từ khi nước chưa rút cạn. Cụ thể: "Khi nước rút đến tầm đầu gối thì khuấy đảo bùn liên tục để bùn trôi dần theo nước ra khỏi nhà. Có khi thức đêm canh mức nước rút dọn theo! Đợi cạn mới dọn thì cực kỳ khó và vất vả".
Bởi lẽ đợi đến khi nước cạn mới bắt tay vào dọn thì bùn đất sẽ khô cứng và dính chặt vào tường/sàn nhà, nhân đôi khó khăn cho cả nhà. Vì vậy khi thấy nước bắt đầu rút xuống, đặc biệt mực nước đến đầu gối thì hãy tranh thủ dùng chân, chổi hoặc gậy cứng khuấy đảo để đẩy bùn đất trôi cùng theo nước.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi thường xuyên phải đối mặt với những trận bão lũ, ngập lụt nghiêm trọng, Ngô Mỹ Hà Giang (SN 1993) chia sẻ những bí quyết dọn nhà đầy hữu ích.
Theo Hà Giang, cách dọn dẹp tốt nhất sau trận ngập lụt là “dọn bùn theo con nước”. “Sau khi mực nước rút đến ngang bắp chân, người dân dùng chổi cọ, chổi cước liên tục khuấy nước để bùn không đọng lại trong nhà, đặc biệt là ở các ngóc, ngách nhỏ hẹp.
Giang chia sẻ: “Nước hạ tới đâu, khuấy tới đó. Đến khi nước rút khỏi sàn nhà thì múc nước ngoài sân hoặc bơm nước sạch cọ rửa một lần nữa là ổn. Việc dọn dẹp sân bãi, đường cái cũng tương tự”.
Hà Giang cho biết thêm, sau lũ, trời thường hanh khô, thiếu điện, thiếu nước nên việc dọn dẹp rất vất vả. Nếu để bùn đất bám thành tảng trong nhà thì việc dọn dẹp càng khó khăn hơn. Thời điểm nước rút là lúc dọn nhà dễ dàng nhất.
Bên cạnh đó nhiều người cũng lưu ý rằng mọi người nên bảo vệ bản thân đầu tiên trong quá trình dọn nhà bằng cách dùng ủng cao su và bao tay cao su. Bởi lẽ ước lụt không giống nước mưa, chúng rất bẩn và chứa siêu nhiều vi khuẩn, nếu tiếp xúc lâu sẽ dễ bị tình trạng nước ăn da tay hoặc mắc các bệnh da liễu, tệ hơn là nhiễm khuẩn.