Tỏi đen là một loại thực phẩm vàng đối với sức khỏe nên giá thành khá cao và không phải ai cũng có điều kiện để mua dùng để chăm sóc sức khỏe mỗi ngày. Vậy bạn hãy thử cách làm tỏi đen của người Nhật bằng nồi cơm điện dưới đây xem sao nhé.
Tỏi đen là thành phẩm của quá trình lên men tỏi thường trong thời gian dài khoảng 1-2 tháng với những điều kiện khắt khe về độ ẩm và nhiệt độ.
Tỏi đen sau khi đã lên men sẽ được khử mùi nồng, khó chịu mà vẫn giữ được những hoạt chất tốt của tỏi. Bên cạnh đó, >tỏi đen trở nên sẽ ngon hơn với vị cay, ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô.
Tỏi đen rất tốt và ăn rất ngon miệng. Tỏi lên men thành tỏi đen sẽ có nhiều dược tính, công dụng phòng và chữa bệnh tốt hơn, đặc biệt là loại tỏi cô đơn của miền Trung. Bạn có thể yên tâm dùng trong thời gian dài nhé!
- Bạn có thể dùng tỏi đen vào buổi sáng hoặc tối, nhưng tốt nhất nên ăn vào sáng sớm vì đây là lúc cơ thể dễ hấp thụ vitamin và các loại dưỡng chất nhất.
- Tuy nhiên, bạn nên dùng tỏi đen trong hoặc sau bữa ăn, như vậy dịch vị tiết ra từ tỏi đen sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
- Bên cạnh việc ăn trực tiếp nguyên củ, bạn cũng có thể bổ sung tỏi đen bằng nhiều cách đa dạng khác như ép nước hoặc ngâm mật ong.
Làm tỏi đen chỉ với nồi cơm điện là sáng kiến của người Nhật được áp dụng ở nhiều nơi. Hiện nay, học theo cách làm tỏi đen của người Nhật Bản vừa giúp được tỏi đen đạt chất lượng cao, bảo vệ sức khỏe tuyệt đối cho cả gia đình vừa có thể tiết kiệm chi phí nên được nhiều chị em áp dụng.
Đơn giản ra sao? Hãy cùng Phụ nữ và Gia đình khám phá ngay 2 cách làm dưới đây nhé!
Bước 1: Chọn tỏi và phơi khô
Chọn tỏi là một bước quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi lên men tỏi đen tại nhà. Bạn nên lưu ý chọn tỏi tươi có tép to, đều và đẹp.
Nếu tỏi đen đang ở trạng thái ẩm ướt thì chị em nên phơi cho tỏi khô một tí. Sau đó, bóc vỏ ngoài để loại bỏ bụi bẩn và cắt đi những cuống tỏi dài đi là được.
Bước 2: Rưới bia lên tỏi
- Ở công đoạn này, bạn chỉ cần cho tỏi tươi vào thau sạch, sau đó rưới ít bia lên và ngâm trong vòng 30 phút.
- Lưu ý cứ 1 kg tỏi tươi sẽ ngâm cùng 1 lon bia nhé.
Bước 3: Gói tỏi tươi trong giấy bạc
- Đến đây thì bạn cho tỏi tươi đã được ngâm bia vào và gói lại trong giấy bạc thật kĩ, bạn lưu ý tiến hành thực hiện thao tác thật nhanh bởi nếu để tiếp xúc với không khí quá lâu thì tỏi đen sẽ không đạt chất lượng.
Bước 4: Lên men tỏi
- Ở bước chế biến cuối cùng này, bạn đem gói tỏi vào nồi cơm điện và bật ở chế độ WARM trong 2 tuần liên tục.
- Để >cách làm tỏi đen thành công, trong suốt 2 tuần lên men tỏi, chị em nên hạn hạn chế mở nắp nồi. Nếu muốn mở ra và kiểm tra thì nhớ đảm bảo sao cho tỏi không bị tiếp xúc với không khí quá 5 phút.
- Kết thúc ngày thứ 15, quá trình lên men đã hoàn tất, bạn sẽ thu được thành phẩm là tỏi tươi có màu đen tuyền và có mùi thơm dịu và có hương vị ngọt hấp dẫn nhé.
Bên cạnh đó, người Nhật còn áp dụng cách làm tỏi đen tại nhà đơn giản hơn đó là không cần ủ tỏi với men bia mà vẫn ra được tỏi đen thành phẩm.
- Trước tiên, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu được sơ chế thật sạch sẽ. Sau đó, đặt giá làm bánh vào nồi cơm điện trước để tránh tỏi tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi rồi.
- Kế đến, xếp tỏi vào từng lớp ngay ngắn sao cho phù hợp với dung tích đáy nồi.
- Cuối cùng, bạn chỉ việc bật nút warm với nhiệt độ ủ tỏi đen là từ 55-65 độ C trong vòng 10-12 ngày liên tiếp. Nếu thành phẩm là tỏi đen tỏa mùi ra nhà thì bạn đã thành công rồi đấy! Rất đơn giản phải không nào?!
Chỉ cần bạn tuân thủ các công đoạn như trên thì tỉ lệ thành công với cách làm tỏi đen là đến 99% rồi đấy. Chúc các chị em chế biến món tỏi đen thành công, chuẩn hương vị Nhật Bản tại nhà nhé! Các chị em nhất định đừng bỏ lỡ!