Sữa chua là một trong những món ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giữ dáng, đẹp da. Hãy cùng học ngay cách làm sữa chua tại nhà thơm ngon, an toàn qua bài viết sau.
Với cách làm sữa chua tại nhà đơn giản, bạn sẽ không cần phải ra ngoài mua về mà vẫn có thể dễ dàng thưởng thức món tráng miệng tốt cho >sức khỏe này.
Yaourt là một món ăn ngon và bổ dưỡng được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích. Đặc biệt, còn mang đến công dụng >làm đẹp da hiệu quả. Còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp thực hiện ngay. Chắc chắn thành phẩm sữa chua ngon tuyệt, dẻo mịn, không bị tách nước thu được sẽ thỏa mãn vị giác của các thành viên.
* Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sữa đặc có đường
- Sữa tươi
- Sữa chua
- Nước
- Lọ thủy tinh đựng sữa chua thành phẩm
- Các dụng cụ hỗ trợ như: nồi, xoong, chảo, thìa khuấy,..
* Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho sữa đặc vào nồi. Đổ thêm nước lọc hoặc sữa tươi vào tùy sở thích. Tiếp tục khuấy đều cho đến khi sữa tan và đun nóng cho sữa sủi một chút bọt thì tắt bếp.
- Bước 2: Chờ cho sữa nguội bớt còn âm ấm thì bạn đổ một hộp sữa chua vào.
- Bước 3: Để hỗn hợp vừa làm qua rây lọc để thành phẩm sữa chua được mềm mịn và sánh đặc.
- Bước 4: Đổ hỗn hợp sữa vừa làm xong vào các lọ thủy tinh rồi cho vào thùng xốp để ủ.
* Cách ủ sữa chua truyền thống:
Cho nước ấm vào một chiếc nồi to đặt vào trong thùng xốp và xếp các hũ sữa chua vào. Đậy nắp thùng xốp lại ủ từ 8 – 10 tiếng. Cuối cùng, lấy sữa chua thành phẩm ra và cho vào ngăn mát tủ lạnh 2 giờ là có thể sử dụng. Với công thức làm sữa chua truyền thống này, chúng ta có thể bảo quản sữa chua trong tủ lạnh và dùng được khoảng 10 ngày.
* Lưu ý khi ủ sữa chua sữa đặc truyền thống:
+ Không ủ với nước quá nóng:
Dùng nước quá nóng sẽ có thể gây hỏng men, do đó cách tốt nhất đó là nấu một ấm nước lớn, dùng một phần để pha sữa. Khi hỗn hợp sữa đã được pha xong, nước đã đun sôi sẽ được hạ xuống ở nhiệt độ thích hợp để ủ sữa chua.
+ Canh thời gian ủ:
Với lượng men càng nhiều, lượng sữa thu được sẽ càng chua và đông đặc. Thông thường, sau thời gian ủ khoảng 6 tiếng sữa sẽ bắt đầu đông lại và có vị chua dịu nhẹ. Để thu được yaourt dẻo, mềm thì ngừng ủ sau 6 tiếng.
+ Đậy đồ ủ sữa chua kín:
Để duy trì nhiệt độ, chỉ cần đặt một lớp lót nhằm tránh sự tiếp xúc trực tiếp của sữa chua và đáy nồi. Bật chế độ hâm trong 3-4 phút. Bên cạnh đó, thay vì dùng những dụng cụ tiện lợi, bạn có thể cho sữa chua vào thau, ngâm thau trong chậu nước nóng và bọc quanh miệng thau bằng khăn dày. Ủ chừng 8 tiếng sẽ thu được mẻ sữa chua như ý.
Đây là món ăn tráng miệng được biến tấu từ sữa chua vị truyền thống. Món ăn này rất ngon và được nhiều bạn trẻ hay các em bé đặc biệt yêu thích. Sữa chua dẻo là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị sữa chua truyền thống với sự mềm dẻo và vị béo ngậy. Khi ăn, nó sẽ tan từ từ trong miệng tạo cảm giác sảng khoái, mát lạnh.
* Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sữa đặc: 140g
- Sữa tươi không đường: 220ml
- Sữa chua: 1 hộp
- Gelatin: 10g
* Cách thực hiện:
Bước 1: Cho 220ml sữa tươi, 140g sữa đặc, 350ml nước nóng vào nồi. Khuấy đều và tiếp tục đổ sữa chua vào hỗn hợp, khuấy nhẹ nhiều lần cho tan đều.
- Bước 2: Đổ hỗn hợp sữa vào từng hũ thủy tinh, đậy nắp lại và mang sữa chua đi ủ.
Lưu ý là nên xếp tất cả các hũ sữa chua vào một chiếc nồi to có nắp. Pha nước để ủ với tỉ lệ 2 nóng : 1 lạnh rồi đổ nước vào sao cho nước ngập đến gần cổ hũ. Đậy nắp lại và đem các hũ sữa chua đi ủ từ 11-12 giờ.
- Bước 3: Lấy sữa chua đã ủ ra, cho hết vào một thau sạch lớn. Ngâm 10 gram bột gelatin cùng 4 thìa cà phê nước lọc trong 3 phút. Cho hỗn hợp gelatin này vào lò vi sóng hoặc đun nóng trong 40-60 giây để hỗn hợp chảy lỏng ra.
- Bước 4: Đổ hỗn hợp gelatin vừa làm vào hỗn hợp sữa chua và khuấy thật đều tay cho hỗn hợp quyện vào nhau. Tiếp đến đổ nguyên liệu vào khuôn và cho vào tủ lạnh khoảng 5 tiếng đến khi hỗn hợp đông lại thì lấy ra. Cắt sữa chua dẻo thành từng miếng vừa ăn và thưởng thức.
Với công thức làm sữa chua sữa chua dẻo này, chúng ta có thể ăn kèm cùng các loại chè hoặc trộn lẫn chúng với hoa quả đều được.
Món ăn này vô cùng sánh mịn và thơm ngon. Giống như tên gọi, mọi người có thể úp ngược lại hũ sữa chua mà sản phẩm bên trong không hề bị đổ ra ngoài. Nếu thành phẩm làm ra được như vậy thì cơ bản đã thành công.
* Cách thực hiện
- Bước 1: Cho 1 lon sữa đặc và 4 bịch sữa tươi không đường vào nồi rồi khuấy đều.
- Bước 2: Đun nhỏ lửa ở nhiệt độ khoảng 80 độ rồi tắt bếp. Vừa đun vừa khuấy đều cho sữa đặc tan hết, vẫn tiếp tục khuấy sau sau khi tắt bếp cho hỗn hợp sữa nguội bớt xuống khoảng 40-50 độ.
- Bước 3: Đổ 1 hũ sữa chua cái vào hỗn hợp trên, khuấy đều. Nếu muốn sữa chua sau khi ủ có một lớp váng màu vàng thì dùng nước nóng đánh tan 1 miếng phô mai rồi đổ vào.
- Bước 4: Chia sữa chua vào các hũ nhỏ để ủ.
Chúng ta chỉ cần ủ sữa chua trong khoảng 6-8 tiếng là được. Về phương pháp thì có nhiều cách ủ sữa chua như: dùng máy ủ, nồi cơm điện, thùng xốp,… Bạn có thể lựa chọn cho mình cách thức phù hợp, tiện lợi là được.
* Ủ sữa chua úp ngược bằng nồi cơm điện:
Đổ nước sôi vào nồi cơm điện, đợi đến khi nước chuyển sang âm ấm thì xếp các hũ sữa chua vào nồi đậy nắp ủ, không cần đậy nắp hũ. Cứ 1 khoảng thời gian thì bạn mở ra kiểm tra độ ấm và lau nắp nồi để hạn chế hơi nước. Nếu thấy nước hơi lạnh thì cắm điện ở chế độ warm, nước nóng thì tắt đi rồi lại ủ tiếp. Khoảng 5-6 tiếng là sữa chua đạt yêu cầu.
* Ủ sữa chua úp ngược trong thùng xốp:
Đổ nước nóng vào thùng xốp và đặt các hũ sữa chua vào sao cho ngập 2/3 hũ, đậy nắp thùng lại và ủ khoảng 8-10 tiếng là sữa chua đạt. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thỉnh thoảng kiểm tra nhiệt độ của nước ủ. Nếu không có thùng xốp thì có thể sử dụng hộp xốp, nồi để thay thế.
Để làm sữa chua nếp cẩm trước tiên chúng ta cần làm sữa chua trước. Công thức tương tự như cách làm sữa chua truyền thống. Sau đó làm phần nếp cẩm trộn lẫn như sau:
Bước 1: Vo sạch nếp cẩm vo sạch rồi ngâm trong 500ml nước ấm từ 4 – 6 tiếng. Sau đó, chắt nước ra và cho nếp cẩm vào nồi đun cùng 600ml nước lọc. Đu đến khi nước sôi thì cho lá dứa vào.
Bước 2: Đun cho tới khi nước gần cạn thì vớt lá dứa ra rồi cho thêm 100ml nước cốt dừa và 100gr đường nâu vào. Đun tiếp khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp. Khi nếp cẩm nguội bớt, cho vào ly rồi ăn cùng với sữa chua.
Lưu ý: Nếu muốn món sữa chua nếp cẩm ngon hơn thì hãy để chúng trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút đến 1 tiếng hoặc ăn kèm với đá.
Có đa dạng các loại trái cây để làm sữa chua tại nhà như: mít, xoài, dâu,...
Các bước tiến hành rất đơn giản. Chỉ cần xay trái cây thật nhuyễn và lọc bỏ xác và cho đựng trong hỗn hợp sữa chua khuấy đều. Sau đó, cho các loại trái cây đã được xắt hạt lựu vào hỗn hợp sữa. Những miếng trái cây giòn sật sẽ giúp tăng sự hấp dẫn cho món tráng miệng tuyệt ngon này. Cuối cùng, múc vào hũ và đem ủ.
Lưu ý:Nên cho toàn bộ sữa chua vào chiếc bình lớn để ủ. Lý do bởi có những loại quả mọng không chịu được nhiệt độ cao. Khi đã hoàn thành xong khâu ủ sữa chua, bạn tiếp tục cho thêm vào đó số trái cây xắt hạt lựu. Chia thành các hũ nhỏ và bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh.
Hương vị trà xanh thơm mát, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đang rất được ưa chuộng. Công thức làm sữa chua trà xanh với các bước tiến hành đơn giản và có thể dễ dàng tiến hành ngay tại nhà.
Cách làm sữa chua trà xanh cũng tương tự cách làm sữa chua từ sữa đặc đã được chia sẻ trên. Chỉ cần pha loãng 1g bột trà xanh với nước. Tiếp đó là pha hỗn hợp sữa. Và cuối cùng, bạn cho trà xanh đã hòa tan vào rồi mới đem đi ủ sữa chua.
Với hương vị thanh mát từ những miếng nha đam giòn dai mọng nước, sữa chua nha đam được dùng nhiều để giải nhiệt và là món ăn rất được yêu thích.
Các bước tiến hành:
- Gọt vỏ nha đam và rửa dưới nước lạnh để giảm bớt lượng nhựa. Cho vào thau nước có pha muối và nước cốt chanh và ngâm trong khoảng 5 phút.
- Cắt phần thịt nha đam thành hạt lựu và rửa lại thêm 5–6 lần nữa rồi để ráo.
- Đun một nồi nước sôi rồi luộc nha đam trong khoảng chừng 1 phút.
- Vớt nha đam ra ngoài và đem ngâm trong 200ml nước đá lạnh có pha 2 thìa súp đường.
- Sau khoảng 1 tiếng, vớt ra để ráo.
- Pha chế hỗn hợp sữa và cho nha đam vào.
- Tiến hành ủ nha đam.
Vậy là món sữa chua đam thanh mát đã được hoàn thành với các bước tiến hành đơn giản.
Nguyên liệu cần chuẩn làm sữa chua bơ:
Bơ chín: 2 quả
Sữa chua có đường: 2 hũ
Sữa tươi: 300ml
Sữa đặc có đường: 200 gram
Các bước tiến hành:
Bước 1: Cho sữa tươi và sữa đặc vào một cái nồi đã được chuẩn bị sẵn. Tiếp đó, bắc nồi lên bếp và đun với lửa vừa cho ấm là được.
Bước 2: Chọn mua bơ chín mềm. Gọt sạch vỏ, bỏ hạt và cắt thành miếng vừa để xay dễ dàng. Cho phần thịt bơ này xay sơ qua rồi cho vào nồi chứa hỗn hợp sữa.
Bước 3: Múc sữa chua vào các hũ hoặc bịch đã được chuẩn bị sẵn và cho vào thùng nhựa để ủ sữa chua. Đổ thêm nước sôi khoảng 80 độ C vào. Lượng nước chỉ cần đến 1/2 hoặc gần cổ của hũ. Đậy kín nắp và ủ khoảng 6 – 8 tiếng.
Bước 4: Cho các hũ sữa chua đã được ủ vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sau 1 – 2 giờ làm lạnh là có thể dùng được.
Nguyên liệu làm sữa chua dâu tây:
1000 ml sữa tươi
200 ml sữa đặc ông thọ
200 gram dâu tây chín
1 hũ sữa chua không đường
Cách làm sữa chua dâu tây:
Bước 1: Cho sữa tươi và sữa đặc vào một nồi lớn và trộn đều với nhau. Đun với lửa vừa cho đến khi sữa sôi nhẹ, cỡ 80 – 90 độC thì tắt bếp và để nguội.
Bước 2: Đổ sữa chua cái vào và khuấy đều. Cho sữa chua vào ca hoặc hũ lớn và đậy kín.
Bước 3: Đổ nước ấm vào hộp hoặc thùng và ủ khoảng 80 độ C. Đậy kín nắp. Sau khi ủ cỡ 8 tiếng, sữa chua đã được lên men vừa vị thì lấy sữa chua ra.
Bước 4: Gọt cuống dâu tây rồi đem rửa sạch. Tiếp đến, đem xay nhuyễn mịn.
Bước 5: Cho dâu tây xay vào sữa chua và trộn đều. Múc sữa chua cho vào từng hủ nhỏ, đậy nắp chặt lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khoảng 3 tiếng.
Với bất kỳ công thức làm sữa chua nào thì bước quan trọng nhất chính là ủ sữa chua. Muốn món sữa chua của mình thơm ngon và đạt tiêu chuẩn thì chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
- Không nên ủ sữa chua ở nhiệt độ quá cao, vì điều này sẽ dễ làm chết men sữa chua.
- Hạn chế không di chuyển hay đụng vào hũ sữa chua.
- Để sữa chua có độ chua vừa phải thì nên ủ từ 8-10 tiếng.
- Đối với cách ủ bằng nước ấm thì mọi người cần lưu ý là không để nước dâng quá gần miệng cốc. Sau 2 tiếng đổ bớt nước đã nguội đi rồi cho thêm từng đó nước nóng vào ủ tiếp.
- Dùng máy làm sữa chua để ủ thì cần chú ý hẹn giờ phù hợp. Mỗi một loại máy sẽ có các chỉ số khác nhau.
- Còn ủ bằng nồi cơm điện thì lưu ý khoảng cách ngắt điện bởi dù để ở chế độ warm thì cũng có thể làm tăng tăng nhiệt độ quá mức, khiến men bị chết.
Như vậy, ngoài món sữa chua truyền thống thì chúng tôi đã hướng dẫn bạn thêm những cách làm sữa chua với nhiều hương vị thơm ngon ngay tại nhà. Chỉ cần bỏ ra chút ít thời gian cùng nguyên liệu dễ tìm là chúng ta đã có thể bắt tay vào thực hiện ngay những ly sữa chua hấp dẫn, hợp vệ sinh rồi đấy!