Theo nhận định mới của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, thế giới đang dần bước qua giai đoạn khẩn cấp COVID-19.

Lam Lam (t/h) 10:50 27/04/2023

Theo thông tin từ Báo Tin Tức, ông Ghebreyesus cho biết trong tuần tới, >WHO sẽ công bố hướng dẫn cho các quốc gia về cách thức chuyển đổi từ giai đoạn ứng phó khẩn cấp sang giai đoạn ứng phó dài hạn đối với >covid-19.topic'>dịch COVID-19.

Ông cho biết WHO vẫn hy vọng trong năm nay có thể tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp gây lo ngại trên toàn cầu (PHEIC) do bùng phát dịch COVID-19, mức cảnh báo cao nhất mà cơ quan y tế của Liên hợp quốc đưa ra với 1 dịch bệnh. Tuy nhiên, lãnh đạo WHO lưu ý virus vẫn tồn tại và tất cả các quốc gia cần học cách ứng phó dịch bệnh này cùng với những dịch bệnh khác.

Ủy ban khẩn cấp của WHO về COVID-19 họp 3 tháng một lần và dự kiến họp vào đầu tháng 5 tới để quyết định liệu COVID-19 có còn là tình trạng PHEIC hay không. WHO tuyên bố COVID-19 là PHEIC vào ngày 30/1/2020, khi có chưa đến 100 ca mắc và không có ca tử vong nào bên ngoài Trung Quốc.

Tuyên bố mới của WHO về tình hình dịch bệnh. Ảnh: Internet

Cũng theo VnExpress, yuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) là cơ chế quốc tế thống nhất để kích hoạt phản ứng đối với các loại bệnh truyền nhiễm. Sau khi ông Tedros tuyên bố Covid-19 là đại dịch vào tháng 1/2020, nhiều nước mới nhận thức được mối nguy hiểm từ căn bệnh này. Sau đó, hầu hết quốc gia tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe đối với Covid, mục tiêu đẩy nhanh những nghiên cứu, tăng khoản viện trợ cho các biện pháp y tế công cộng để ngăn chặn dịch bệnh.

Đến nay, một số nước như Mỹ đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp đối với Covid. Kể từ đây, các chi phí điều trị, tiêm vaccine, xét nghiệm sẽ được chuyển sang bảo hiểm tư nhân và các chương trình y tế của chính phủ, thay vì miễn phí như giai đoạn trước.

Trước khi WHO đưa ra tuyên bố thế giới đang bước khỏi giai đoạn khẩn cấp của đại dịch, Anh, Mỹ và một số nước châu Âu đã cho rằng Covid chấm dứt trên đất nước họ từ cuối năm 2022.

Lãnh đạo WHO lưu ý virus vẫn tồn tại và tất cả các quốc gia cần học cách ứng phó dịch bệnh này cùng với những dịch bệnh khác. Ảnh: Internet

Hiện nay, số ca Covid-19 đang tăng trở lại ở một số quốc gia, đặc biệt là Đông Nam Á, song số ca tử vong và nhập viện không tăng. Các nước đối mặt với biến chủng phụ mới của Omicron là XBB.1.16. Tại Việt Nam, số ca Covid cũng đang tăng trở lại, các bác sĩ đang theo dõi độc lực của các chủng nCoV lưu hành.

XBB.1.16 là một trong 600 biến chủng phụ của Omicron, tái tổ hợp từ BA.2.10.1 và BA.2.75. Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO, cho biết XBB.1.16 có khả năng lây nhiễm và lây bệnh cao.

Dù góp phần làm tăng đột biến số ca mắc bệnh ở Đông Nam Á và Ấn Độ trong những tuần gần đây, biến chủng không làm gia tăng số người chết, WHO báo cáo. Thực tế, các trường hợp tử vong trong những khu vực trên đã giảm 6% trong 4 tuần qua.

Các nước nên có hệ thống giám sát chặt chẽ để theo dõi các biến chủng đang lưu hành và mới xuất hiện. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn thuốc kháng virus, cung cấp cho bệnh nhân để ngăn ngừa các triệu chứng chuyển nặng. Ngoài ra, nhóm dễ bị tổn thương như người già, người suy yếu miễn dịch và nhân viên y tế cần tiêm mũi vaccine nhắc lại theo quy định.

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe