Theo Hội đồng chuyên môn cho rằng cơ địa của trẻ khiến quá trình hồi sức gặp khó khăn.

Lam Lam (t/h) 16:16 30/03/2023

Cụ thể thông tin tin từ VietNamNet, anh Nguyễn Minh Vương (Bà Rịa - Vũng Tàu), cho biết con trai anh là bé N.H.T (2021) nhập viện vào Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM với triệu chứng khó thở, thở rít. Sau khi điều trị bằng thuốc không cải thiện, các bác sĩ tư vấn cần mở khí quản cho bé. Anh ký giấy đồng ý thực hiện thủ thuật này tại Khoa Tai mũi họng ngày 9/2. Sau khi mở khí quản, bé tươi tỉnh.

Theo người đàn ông này, trong quá trình đùa với mẹ, sợi chỉ ở ống đặt khí quản tuột ra, con bị tím tái khoảng 5-10 phút. Bác sĩ đã gây mê cho bé T. và đặt lại ống thành công. Bé hồng hào và tỉnh táo trở lại.

Do đó, khi bác sĩ tư vấn chuyển con xuống Khoa Hồi sức ngoại vì có nhân viên y tế và camera theo dõi 24/24, anh Vương đồng ý. Bệnh nhi này được y bác sĩ chăm sóc hoàn toàn, phụ huynh chỉ được gọi khi cần thiết.

Bác sĩ đã gây mê cho bé T. và đặt lại ống thành công. Bé hồng hào và tỉnh táo trở lại. Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Hơn 7h sáng ngày 10/2, anh Vương và vợ được gọi xuống phòng cấp cứu, Khoa Hồi sức ngoại.

“Tôi hoảng loạn, không biết chuyện gì xảy ra, chỉ thấy rất đông bác sĩ đứng quanh con để cấp cứu. Con bị phù hết mặt. Nghe bác sĩ nói sợi dây bị tuột ra và con gặp nguy hiểm. Lúc đó chỉ mong tai qua nạn khỏi, tôi ký giấy để bác sĩ cứu con”, anh Vương nói.

Sau cấp cứu, trẻ giữ được tính mạng nhưng tổn thương não. Đến nay, bé T. vẫn chưa tỉnh và đang điều trị tại Khoa Nhiễm thần kinh. “Hơn một tháng sau khi cấp cứu, các bác sĩ Khoa Hồi sức Ngoại không có sự quan tâm hay giải thích về sự việc của con tôi”, cha bệnh nhi bày tỏ. Theo anh Vương, con anh được chẩn đoán “chết não” do thiếu oxy kéo dài, khó phục hồi.

“Con tôi khi vào viện vẫn vui đùa, lanh lợi. Giờ đây nó nằm đó, chết não, chỉ chờ vào phép màu. Người làm cha làm mẹ nào không đau xót?”, anh Vương nói.

Trong quá trình làm việc với đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1, gia đình bé T. đưa ra nhiều câu hỏi đề nghị làm rõ. Cụ thể, đề nghị giải thích lý do trẻ nguy kịch dù trước đó bé tươi tỉnh; làm rõ có sự bỏ bê của nhân viên y tế khiến trẻ trở nặng hay không; đề nghị cung cấp hình ảnh camera thời điểm xảy ra sự việc.

Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng trong những ngày gần đây, bên cạnh các bệnh về đường hô hấp thì đột quỵ cũng gia tăng, mỗi ngày tại các bệnh viện đều tiếp nhận những trường hợp cấp cứu vì đột quỵ. Ảnh: Lao Động

Bệnh viện Nhi đồng 1 đã lập Hội đồng chuyên môn về việc khám và điều trị cho trường hợp bé N.H.T. Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn, thời điểm 7h20 ngày 10/2 tại Khoa Hồi sức ngoại, bệnh nhi N.H.T suy hô hấp cấp.

 

Các bác sĩ, điều dưỡng của Khoa Hồi sức ngoại đã phát hiện và xử trí kịp thời, tích cực với sự phối hợp nhiều chuyên khoa bao gồm bác sĩ Khoa Tai mũi họng và bác sĩ Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức. 

Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng cho rằng việc ghi hình camera tại Khoa Hồi sức ngoại nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại khoa, có hình ảnh các bệnh nhân khác và thời gian lưu giữ hình ảnh có giới hạn. Vì vậy, bệnh viện không thể cung cấp hình ảnh camera cho thân nhân người bệnh N.H.T. Ngoài ra, bệnh viện chỉ cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

Về hướng điều trị tiếp theo, bệnh viện sẽ phối hợp nhiều chuyên khoa tích cực điều trị cho bé T.

Trước đó, theo Báo Lao Động cho hay, gần đây, nhiều khuyến cáo của bác sĩ từ vụ học sinh cấp 3 bất ngờ bị đột quỵ mà các phụ huynh cần phòng tránh.

Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Phong, dấu hiệu nhận biết của đột quỵ sẽ thay đổi theo nhiều trạng thái. Từ triệu chứng khởi phát âm thầm, nhẹ nhàng như đau đầu, chóng mặt, sụp mi mắt, cho đến méo miệng, liệt tay chân, mất cảm giác, mất ngôn ngữ, ăn sặc, nuốt sặc, và nặng hơn nữa là hôn mê.

Đối với người trẻ, việc điều trị đột quỵ khá phức tạp, hậu quả để lại có thể khiếm khuyết vận động và cảm giác, mất ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi và động kinh; ảnh hưởng rất lớn tới >đời sống và sinh hoạt, mất chức năng lao động, phải nằm một chỗ cần có người chăm sóc, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng trong những ngày gần đây, bên cạnh các bệnh về đường hô hấp thì đột quỵ cũng gia tăng, mỗi ngày tại các bệnh viện đều tiếp nhận những trường hợp cấp cứu vì đột quỵ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Thái – Trưởng khoa Can thiệp nội mạch – Nội tim mạch, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) chia sẻ, nhiệt độ và môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể của con người. Nhất là với các bệnh nhân đã có những bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, béo phì… thời tiết nắng nóng vào ban ngày và chuyển lạnh về đêm sẽ là yếu tố thuận lợi, thúc đẩy để kích thích bệnh nhân rơi vào tình trạng đột quỵ.

Điều đáng nói là nhiều người lầm tưởng đột quỵ với say nắng, nên đã tự thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Điều này rất nguy hiểm. Bởi khi kéo dài thời gian, tình trạng đột quỵ của bệnh nhân sẽ nặng hơn và cơ hội phục hồi thấp hơn.

 

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe