Sau khi ăn so biển khoảng 4h, người đàn ông bất ngờ gặp các dấu hiệu tê miệng, tê chân tay, chẩn đoán ngộ độc nặng.
Thông tin từ Zing cho hay, bệnh nhân cho biết mình làm nghề chài lưới trên biển, đã nhiều lần ăn so biển với số lượng lớn hàng chục con cùng 3-4 người.
Khoảng 4 giờ sau khi ăn 1/2 con so biển vào bữa tối, ông N.V.H. (50 tuổi, trú tại Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh) xuất hiện tình trạng tê miệng, tê chân tay, đi lại khó khăn. Sau đó, ông được người nhà đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh, cấp cứu.
Qua khai thác thông tin, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ xác định ông H. bị >ngộ độc so biển, nhanh chóng xử trí thải độc theo phác đồ.
Sau 24 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh táo, tự thở tốt, còn cảm giác tê tay, yếu chân và đau đầu.
Theo VTC News trước đó, bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết 3 bệnh nhân nhập viện ngày 5/2 do nghi bị >ngộ độc thực phẩm sau khi ăn nhầm so biển tại quán.
Khoảng 30 phút sau, 3 người trong nhóm này bị tê đầu lưỡi, nôn ói. Những người còn lại có triệu chứng bị choáng, mệt mỏi với biểu hiện nghi bị ngộ độc thực phẩm, được đưa tới Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa. Một ngày sau, 3 bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng, được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Trong đó, bệnh nhân nam 35 tuổi, biểu hiện ngưng tim, ngưng thở, hôn mê sâu phải đặt nội khí quản thở máy. Một bệnh nhân 16 tuổi đã ổn định sức khỏe, được chuyển về khoa Nội tổng hợp thần kinh. Người còn lại là nhân viên của quán đã tỉnh nhưng vẫn được điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Cả hai người này đã qua cơn nguy kịch, được bác sĩ theo dõi, chăm sóc y tế.
Theo thông tin từ Cục An Toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nhiều người chưa phân biệt được con so và sam biển nên sử dụng nhầm dẫn đến ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vì so biển có chứa chất tetrodotoxin cực độc.
Con sam vỏ cứng như mai cua, thân hình tròn vẹt, đường kính khoảng 20cm, dưới bụng có 8 chân càng nhỏ, nặng 2kg, bò như cua, thường đi theo cặp.
So biển hình dáng giống nhưng nhỏ hơn con sam, chỉ đi một mình. Chất độc giết người trong loài so biển là tetrodotoxin, gây tác động lên thần kinh trung ương, tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Đặc biệt, chất độc này chịu được nhiệt độ cao, dù đun sôi, phơi hay sấy khô, độc tố vẫn tồn tại.
Tetrodotoxin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa trong khoảng 10-15 phút sau ăn, đạt nồng độ cao nhất trong máu sau 20 phút và các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau vài giờ. Liều tử vong đối với người là 1-2mg, trong đó nguyên nhân gây chết là hạ huyết áp và liệt cơ hô hấp.
Thực tế, chúng ta có những trường hợp bệnh nhân tử vong trên đường vận chuyển cấp cứu do ở trên tàu thuyền, ngoài đảo, xa cơ sở y tế", bác sĩ BSCKI Nguyễn Thế Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc chia sẻ trên Zing.
Hiện nay, chúng ta không có thuốc giải độc đặc hiệu. Vì vậy, khi phát hiện người bị ngộ độc do ăn so biển với các triệu chứng nôn mửa, tê môi, miệng, chân, tay, lơ mơ, trạng thái thần kinh li bì, toàn thân biểu hiện mệt mỏi, gia đình nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, cấp cứu kịp thời.