Virus EV71 xuất hiện tại TPHCM có kiểu gen B5. Đây là tác nhân gây bệnh tay chân miệng (TCM) nặng ở trẻ em được phát hiện xuất hiện trở lại, qua các trường hợp nặng ở 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối trên địa bàn TPHCM.

Thúy Nga (t/h) 09:19 06/06/2023

Theo thông tin từ Báo Dân Trí, tối 5/6, Sở Y tế TPHCM cho biết, nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford (OUCRU) đã hoàn tất việc giải trình tự gen của >virus EV71 (Enterovirus 71).

Virus EV71 xuất hiện tại TPHCM có kiểu gen B5. Đây là tác nhân gây >bệnh tay chân miệng (TCM) nặng ở trẻ em được phát hiện xuất hiện trở lại, qua các trường hợp nặng ở 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối trên địa bàn TPHCM.

Cụ thể, cả 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh TCM có triệu chứng nặng, đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đều có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với EV71, đồng thời đều có kiểu gen B5. Được biết, kiểu gen B5 của EV71 lần đầu tiên được tìm thấy ở Đài Loan - Trung Quốc vào năm 2007.

Tại TPHCM, kiểu gen này xuất hiện vào các năm 2015, 2018.

Virus EV71 gây bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện tại TPHCM có kiểu gen B5 - Ảnh minh họa: Báo Dân Trí

Theo số liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC), số trường hợp trẻ em mắc TCM tại TPHCM có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây. Cụ thể, số ca TCM bắt đầu tăng từ tuần 19 đến tuần 22. Riêng trong tuần 22, lượng bệnh nhân cao hơn 2 lần số ca của tuần 19.

Bên cạnh đó, theo quy luật diễn tiến dịch bệnh sốt xuất huyết tại TPHCM, mùa cao điểm của bệnh này sẽ bắt đầu khoảng từ tuần thứ 25 (2-3 tuần tới), kéo dài đến hết tháng 10 hàng năm.

Hai tuần qua tuy chỉ mới xuất hiện vài cơn mưa, nhưng qua giám sát, đã có 20 điểm nguy cơ (có lăng quăng) trong tổng số 39 điểm được giám sát, chiếm tỷ lệ trên 50%. Tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn nữa khi TPHCM bước vào mùa mưa, đồng thời việc diệt muỗi, diệt lăng quăng không được thực hiện quyết liệt.

HCDC nhận định, trong những tháng sắp tới TPHCM đứng trước nguy cơ dịch chồng dịch rất lớn, nếu không chủ động thực hiện đồng thời các biện pháp kiểm soát cả 2 loại bệnh ngay từ lúc này.

Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết tại TPHCM năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022 và trung bình các năm 2016 -2018 - Ảnh: Báo Dân Trí

Dẫn tin từ Việt Báo, ngày 5/6, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP.HCM về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình dịch bệnh này diễn biến phức tạp.

Với thuốc chứa Immunoglobulin, hiện nay có 13 loại được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam. Các cơ sở nhập khẩu thuốc báo cáo, thuốc Human normal immunoglobulin 100mg/ml do Công ty Zuellig Pharma Việt Nam nhập khẩu còn 2.344 hộp loại 250ml và 215 hộp loại 50ml. Dự kiến giữa tháng 8, nhà sản xuất sẽ tiếp tục cung ứng cho Việt Nam 2.000 hộp loại 250ml.

Với thuốc Immunoglobulin 5% do Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Duy Anh nhập khẩu, hiện Bệnh viện Chợ Rẫy còn tồn 300 lọ. Dự kiến, cuối tháng 7, nhà sản xuất sẽ cung ứng cho Việt Nam 5.000-6.000 lọ.

Đối với thuốc Phenobarbital, hiện có 1 loại thuốc này (do Công ty cổ phần Dược Danapha sản xuất) được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.

Ngoài ra, Cục Quản lý dược đã cấp phép cho Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương CPC1 nhập khẩu thuốc Barbit là thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt. Theo báo cáo, đầu tháng 7 sẽ có 21.000 ống thuốc Phenobarbital 200mg/ml về Việt Na

 

Thúy Nga (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe