Thai quá lớn thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung. Đây là một tai biến sản khoa nặng có thể dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con, đặc biệt trên tử cung đã có sẹo mổ trước đó.
Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, mới đây một bà mẹ sinh con nặng hơn 6kg tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM. Trước đó, có bé sơ sinh chào đời nặng 7,1kg tại Vĩnh Phúc, một bé ở Gia Lai nặng gần 7kg, thêm bé 6,1kg ở Nam Định và hai bé 6,5kg ở Đà Nẵng...
Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, trưởng khối sản Bệnh viện Hùng Vương, tại TP.HCM cho biết, vào những năm 1960, trẻ chào đời ở Việt Nam có cân nặng 3kg đã được coi là nặng ký. Cân nặng của trẻ lúc sinh đã phát triển theo điều kiện kinh tế - xã hội, sự nhận thức của người phụ nữ và còn có sự hỗ trợ bởi các thành tựu của y học bao gồm các loại sữa, thuốc... giúp sự phát triển của thai nhi tốt hơn.
Như vậy, qua mỗi thập niên, cân nặng trung bình của trẻ khi chào đời gia tăng. Hiện nay, cân nặng trung bình của trẻ mới sinh ra là 3,2 - 3,3kg.
Theo y khoa thế giới, một em bé sinh ra có cân nặng từ 4kg trở lên được gọi là "con to". Ở Việt Nam, những trẻ sinh ra trên 4kg chiếm gần 5% tổng số trẻ được sinh ra.
Trong quá trình quản lý thai, nếu các thai phụ được khám thai nghiêm túc, chất lượng, bác sĩ có thể ước lượng được thai nhi có to hay không và to từ lúc nào.
Nguyên nhân gây ra con to là do rối loạn chuyển hóa của người mẹ trong lúc đang mang thai, mà rối loạn chuyển hóa lớn nhất là người mẹ bị bệnh lý đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay đái tháo đường thai kỳ chiếm khoảng 20 - 30% trong các thai phụ.
Khi bị bệnh lý này, thai phụ sẽ ăn nhiều, uống nhiều... khiến đường trong máu của người mẹ cao, đi qua nhau thai được nên làm em bé cũng "bự, phì ra".
Nếu mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể sinh con lớn hơn. Trẻ sơ sinh có trọng lượng trên trung bình có thể cần được chăm sóc y tế thêm để đảm bảo lượng đường trong máu của chúng được giữ ở mức bình thường.
Em bé cũng có thể nặng hơn mức trung bình nếu người mẹ tăng nhiều hơn mức cân nặng được khuyến nghị trong thai kỳ. Đây là một trong những lý do tại sao điều quan trọng là phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh khi mẹ đang mang thai.
Mẹ được khuyến nghị nên tăng từ 11,3-20,5kg trong suốt thai kỳ và luôn tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ.
Việc >trẻ sơ sinh tăng cân trong 6 đến 12 tháng đầu đời thường không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Đặc biệt, trẻ bú sữa mẹ thường tăng cân nhanh hơn trong 6 tháng đầu, sau đó sẽ chậm lại. Đôi khi, những em bé nặng hơn có thể bò và đi muộn hơn những em bé khác.
Điều quan trọng là giúp con có cân nặng hợp lý khi chúng lớn lên và bắt đầu ăn dặm. Làm như vậy có thể giúp họ duy trì cân nặng bình thường sau này. Nói chuyện với bác sĩ của họ nếu lo lắng về cân nặng của con.
Thai quá lớn thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung. Đây là một tai biến sản khoa nặng có thể dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con, đặc biệt trên tử cung đã có sẹo mổ trước đó.
Ngoài ra, thai to bất thường thường gặp trên những thai phụ bị bệnh đái tháo đường trong thai kỳ, là nguyên nhân gây nhiều biến chứng nặng nề như tiền sản giật, sản giật, sẩy thai, thai lưu, đẻ non…
Những biến chứng này làm tăng tỉ lệ tử vong cho mẹ và thai nhi.
Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc