Mới đây, 10 người tại Quảng Nam ngộ độc được xác định thông tin chính xác của botulinum do món cá chép muối chua.
Theo VnExpress, tối 18/3, 10 người tại >Quảng Nam được xác định ngộ độc botulinum do món cá chép muối chua, ba chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy mang 5 lọ thuốc giải độc hỗ trợ cứu người.
Sau khi hội chẩn online, ba chuyên gia về chống độc và hồi sức tại Bệnh viện Chợ Rẫy là TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BS.CK2 Trần Thanh Linh, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu và Dược sĩ Nguyễn Trọng Lộc, khoa Dược, mang thuốc giải độc đi Quảng Nam. Đây là thuốc rất hiếm, thông thường Việt Nam không dự trữ hoặc cả nước chỉ có vài lọ.
Các bác sĩ quyết định cho 3 bệnh nhân nghiêm trọng nhất dùng thuốc giải độc botulinum, theo dõi sát phản vệ trong và sau khi truyền 8 giờ, theo dõi biến chứng loạn nhịp tim, tiếp tục thở máy. Hai bệnh nhân nặng còn lại được theo dõi sát tình trạng yếu liệt để quyết định có sử dụng thuốc giải độc hay không.
Trước đó, Viện Pasteur Nha Trang có kết quả xét nghiệm cấy mẫu cá chép muối chua mà các bệnh nhân đã ăn trước khi có triệu chứng, khẳng định ngộ độc botulinum. Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam - nơi các bệnh nhân đang điều trị - xin chi viện.
Cũng theo Báo phapluat.tuoitrethudo, theo thông tin từ Sở Y tế Quảng Nam, vụ >ngộ độc thực phẩm đầu tiên xảy ra vào ngày 7/3 tại thôn 2, xã Phước Đức khiến một người tử vong và ba người nguy kịch.
Đến ngày 16/3, thêm 5 người dân ở xã Phước Kim, huyện Phước Sơn bị ngộ độc thực phẩm phải đi cấp cứu liên quan đến món cá chép ủ chua, món ăn truyền thống của người dân địa phương.
Theo nhiều người dân kể lại, 5 người dân tổ chức ăn trưa tại rẫy keo. Bữa trưa của họ gồm cơm, cá chép ủ chua và chim nướng.
Đến 19h ngày 16/3, một người trong nhóm kêu đau đầu, buồn nôn, nôn, bụng chướng, choáng, chóng mặt. Tiếp đó, ba người khác cũng có biểu hiện tương tự. Họ được đưa đến Bệnh viện đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam cấp cứu và được chẩn đoán ngộ độc Botulism. Riêng một người trong nhóm này vẫn bình thường và cho biết không ăn món >cá ủ chua.
Trước tình hình trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam phối hợp với các đơn vị điều tra nguyên nhân và khảo sát các yếu tố liên quan để tìm nguồn lây, lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang và Viện Kiểm nghiệm An toàn viện sinh thực phẩm quốc gia kiểm nghiệm.
Viện Pasteur Nha Trang, Khánh Hòa đã có kết luận chính thức nguyên nhân làm nhiều người dân huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam ngộ độc thực phẩm do ăn cá chép ủ chua, dương tính với vi khuẩn Clostridium botulinum type E.