Mặt nổi mụn sẩn đỏ như trứng cá nhưng tiến triển nhanh, đột ngột kèm theo đó là ngứa cảm giác kiến bò vùng mặt... rất có thể bạn đã nhiễm ký sinh trùng có tên là demodex.

Văn Hiên (t/h) 14:39 10/06/2023

 

1. Vi khuẩn Demodex là gì?

Theo thông tin từ trang Vinmec, vi khuẩn Demodex gây bệnh viêm da trên người có hai loại là: Demodex folliculorum và Demodex brevis. Về kích thước vi khuẩn >demodex folliculorum: Trưởng thành có thể dài đến 440um còn demodex brevis có thể đến 240 um, tuy nhiên chúng đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi quang học.

Demodex gồm đầu thân đuôi và 4 cặp chân gần phần đầu với vòng đời: 14 – 24 ngày. Chu kỳ sống của nó có 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành.

Demodex thường sống thành cặp, sau khi giao cấu, vi khuẩn trên da mặt của đi sâu vào bên trong da và đẻ trứng ở vị trí nang lông hoặc tuyến bã, mang theo vi khuẩn và bài tiết ra chất thải, chết ở trong da ngay sau khi đẻ trứng. Sau khi chết, xác của chúng hóa lỏng và phân hủy trên bề mặt da, và gây ra phản ứng dị ứng ở một số bộ phận của các mô da, đốm đỏ (mụn trứng cá) xảy ra tình trạng viêm da dị ứng tại chỗ, ban đỏ, ban sẩn và mụn mủ. Đây đều là phản ứng bởi hệ thống miễn dịch.

Viêm da do demodex lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do bụi có chứa trứng bám vào bề mặt da, hoặc đồ dùng chung, hôn, cọ má, sử dụng khăn mặt chung.

Hình ảnh demodex phóng to - Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

2. Nguyên nhân nhiễm demodex, ai dễ mắc?

Theo thông tin báp Sức khỏe và Đời sống, Demodex dễ dàng lây truyền từ người này qua người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật dụng hằng ngày như gối, khắn tắm… Demodex thường không gây hại, nhưng nếu phát triển với số lượng quá nhiều, chúng có thể gây viêm da do demodex.

Ai là đối tượng dễ nhiễm demodex và nguyên nhân gây nhiễm demodex là gì?. Các ghi nhận cho thấy tình trạng vệ sinh kém có mối tương quan với việc nhiễm loại ve này, khi không làm sạch tế bào chết cùng chất nhờn trên da mặt là điều kiện thuận lợi để chúng sinh sống và lây lan sang người ngủ chung giường hoặc sử dụng chung khăn, gối.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm demodex. Tuy nhiên, demodex tìm thấy nhiều ở người lớn, sau đó là thanh thiếu niên và ít gặp ở trẻ nhỏ.

Người ta ghi nhận tình trạng da dầu (nhờn) thường gặp hơn người có da khô, da hỗn hợp hay da trung tính.

Ngoài ra, viêm da do demodex thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc có tiền sử dùng quá nhiều thuốc bôi chứa corticoid; người không rửa mặt thường xuyên bằng xà phòng và dùng quá nhiều mỹ phẩm.

Hình ảnh bệnh nhân nhiễm demodex - Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

3. Triệu chứng viêm da do demodex

Các triệu chứng viêm da do demodex gây ra:

Đám đỏ da

Mụn mủ

Ban sẩn đỏ

Giãn mạch

Lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má trở nên rộng hơn, sau một thời gian, da mặt có thể trở thành màu đỏ, các mao mạch nổi dày lên 2 bên cánh mũi.

Rụng lông mày, lông mi, rụng tóc, viêm bờ mi, ngứa (cảm giác kiến bò), rát vùng tổn thương.

Cảm giác kiến bò trên da mặt: Xuất hiện trên trán, mũi, má, đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm nguyên nhân là do vi khuẩn giao phối trên bề mặt da, xuất hiện nhiều vết trầy xước trên bề mặt da của bệnh nhân mà họ không nhận ra.

Ngứa trên da đầu là nguyên nhân gây ra trầy xước da đầu, như chí và gàu (nên được loại trừ để xác định phương pháp điều trị cho thích hợp).

Rụng tóc: trong một số trường hợp, rụng tóc sớm có thể liên quan với các hoạt động của vi khuẩn Demodex tại các lỗ chân lông trên bề mặt da.

Viêm da do demodex ở vị thành niên thường bị chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá vị thành niên. Viêm da do demodex có thể tái lại nhiều lần và nghiêm trọng vì vậy sau khi khỏi bệnh thường để lại da mặt thô ráp và xấu xí.

4. Cần làm gì khi nghi ngờ nhiễm demodex?

Hình ảnh bệnh nhân bị viêm da do demodex - Ảnh: Vinmec

Nếu có các biểu hiện nghi ngờ nhiễm demodex cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Ngoài các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp xét nghiệm tìm demodex để đánh giá tình trạng nhiễm demodex trên da.

Ngoài việc thực hiện nguyên tắc chỉ định của các bác sĩ, người bệnh cần làm sạch mí mắt, làm sạch mặt 2- 3 lần mỗi ngày là cách cắt đứt nguồn thức ăn của những con ve demodex.

Có thể sử dụng bằng nước sạch, ấm kết hợp cùng nước trà xanh, cây đinh hương, nước cốt chanh, hay nước lá cây 3 chạc và tránh xa xà phòng. Tốt nhất hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.

Cần tẩy tế bào chết 2 lần định kỳ hàng tuần để làm sạch thoáng lỗ chân lông. Cần làm sạch hoặc thay mới khăn, gối, ga giường nơi mà demodex có khả năng ẩn náu khi ra khỏi da mặt khi ngủ.

 

Văn Hiên (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe