Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết vào ngày 22/10, có hai trường hợp bệnh nhân Covid-19 mới đó là trường hợp một bệnh nhân nữ ở Tây Hồ.
Theo chia sẻ thông tin từ Vietnamnet, các bệnh nhân là người về từ thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/10 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính. >Trường hợp người mắc Covid-19 đã khỏi nhưng ra Hà Nội xét nghiệm vẫn dương tính với Covid-19 dù hiếm có, nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái – trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội đã nêu ra nhiều giả thuyết cho các trường hợp này.
Thứ nhất, xét nghiệm có thể có xác xuất âm tính giả, dương tính giả, thời điểm lấy mẫu hay cách lấy mẫu.
Thứ hai, việc xét nghiệm dương tính kéo dài xuất hiện rất nhiều ở bệnh nhân Covid-19. Ban đầu các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện trong 5 - 10 ngày đầu nhiễm virus sau đó dù họ không còn triệu chứng của bệnh nữa nhưng các kết quả vẫn dương tính. Thậm chí có các nghiên cứu chỉ ra có bệnh nhân Covid-19 dương tính kéo dài tới 2, 3 tháng sau khi nhiễm.
Thứ ba, khả năng tái dương tính. Một người khi mắc Covid-19 được theo dõi cách ly tại bệnh viện có xét nghiệm âm tính khi trở lại địa phương được theo dõi tiếp tục có kết quả tái dương tính cũng được ghi nhận nhiều ở nước ta từ khi có dịch Covid-19.
Tỉ lệ tái dương lên đến 14% và có thể xảy ra ở thời điểm 90 ngày sau nhiễm. Tái dương là do virus hay xác virus còn sót lại. Thực tế cho thấy, trong số nhiều người mắc bệnh sau khi khỏi bệnh, trong vòng 3 tháng từ khi nhiễm, xét nghiệm RT-PCR vẫn có thể dương (thường CT trên 30). Những trường hợp này không gọi là bị nhiễm và không cần cách ly, điều trị. Vì khi xét nghiệm RT-PCR, độ nhạy của xét nghiệm này rất cao nên phát hiện kết quả dương tính chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus).
Xét nghiệm này là xét nghiệm kháng nguyên, không phải xét nghiệm kháng thể nên trường hợp bệnh nhân ở TP.HCM về Hà Nội nếu đã khỏi Covid-19 mà xét nghiệm dương tính có thể là xác virus, tái dương tính cũng không có nguy cơ lây lan cho cộng đồng.
Thứ tư, là người trực tiếp tham gia hỗ trợ TP.HCM trong công tác phòng chống Covid-19, thạc sĩ Thái cho biết, có thời điểm TP.HCM quá tải y tế, người nhiễm bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế nên họ tự theo dõi tại nhà. Có những người có triệu chứng của Covid-19 nên mua test nhanh về tự test và khi hết triệu chứng thì họ tự coi như bệnh đã khỏi, không có test khẳng định âm tính lại. Có người thì mua test nhanh về tự test âm tính và coi như đã khỏi.
Đồng thời, kết quả test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, do đó nếu xét nghiệm có kết quả âm tính, người dân cũng không được chủ quan; nếu xét nghiệm dương tính, người dân phải bình tĩnh báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Với điều kiện hiện tại, Thạc sĩ Thái khuyến cáo người dân vẫn cần tuân thủ 5K.